Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi? Mẹ phải làm sao cho hết?

Đăng ngày 04/01/2024

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ là độ tuổi có sức để kháng còn yếu nên thường hay mắc bệnh về đường hô hấp như sổ mũi hoặc hắt hơi. Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, bệnh của bé có thể lâm ra những biến chứng nặng hơn như viêm phế quảng, viêm xoang rất khó chữa trị về sau.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi

Trong các nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi thì yếu tố thời tiết là yếu tố tác động chính đến sức khỏe của trẻ. Theo bác sĩ Đông Y thì do tạng phế của của ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn thiện nên khi thời tiết thay đổi bất thường (nóng, lạnh thất thường) thì sẽ dễ làm trẻ đổ mồ hôi nhiều và bị cảm lạnh.

Ở giai đoạn chớm bệnh, bé sẽ xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,…nếu để lâu dài có thể qua biến chứng nặng hơn như ho, gây suy yếu tạng phế.

Theo y học thời hiện đại, mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp con người và hốc mũi được lót bởi 1 lớp niêm mạc sẽ có tác dụng như 1 tẩm thảm giữ lại bụi bẩn và khi khuẩn khỏi vào đường hô hấp của bé. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi của bé bị tác động bởi yếu tố thời tiết hoặc bị tác động bởi hóa chất, dị vật thì ở đây sẽ sinh ra tình trạng viêm nhiễm, hình thành các khối u,…sẽ làm các tuyến tiết chế nằm trong lớp biểu mô gia tăng sản xuất dịch, vì thế bé sẽ xảy ra tình trạng chảy nước mũi.

Chảy nước mũi nhiều sẽ gây ra tình trạng nghẹt mũi, làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi. Đa phần những hiện tượng chảy nước mũi sẽ tự hết sau 1 thời gian nhưng cũng có 1 số ít chuyển qua biến chứng nặng hơn như: viêm xoang, viêm họng, viêm tắc vòi tai, viêm thanh, viêm phế quản,…

Bên cạnh đó, niêm mạc mũi trẻ em là nơi có chứa nhiều vi khuẩn, virus,…khi trời gặp lạnh những loại vi khuẩn này có thể gia tăng mạnh mẽ gây viêm mũi, viêm họng. Giai đoạn bạn đầu bạn sẽ bắt gặp trẻ thường xuyên hắt mũi, hắt hơi. Sau nhiều ngày, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bé có thể chuyển sang giai đoạn ho nhiều, trong người mệt mỏi, khó chịu, có thể viêm phổi, viêm phế quản,…làm bạn khó khăn hơn trong việc điều trị sau này.

Trẻ bị sổ mũi hắt hơi chữa sao cho hết?

Việc chữa trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi ở giai đoạn ban đầu là vô cùng cần thiết vì nếu bạn can thiệp sớm, bệnh của trẻ sẽ mau dứt điểm. Vậy chữa trẻ em bị chảy nước mũi như thế nào? Cùng xem

Dùng nước muối sinh lý

Nếu nước mũi của trẻ có màu trắng trong thì đây là giai đoạn ban đầu của việc chảy nước mũi, lúc này mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý 0.9% và nhỏ 1 ngày khoảng 3 – 4 lần cho bé, mỗi lần nhỏ khoảng 3 – 4 giọt là đủ. Khi nhỏ khoảng 1 -2 ngày mà bé không khỏi lại xuất hiện triệu chứng nước mũi chuyển qua màu vàng xanh thì ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để xác định nguyên nhân chính xác và bốc thuốc cho khỏi bệnh.

Hướng dẫn nhỏ nước muỗi sinh lý cho trẻ bị chảy nước mũi:

  • Trước khi nhỏ mũi cho bé hãy nhúng lọ nước muối vào nước ấm
  • Cho bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau 1 chút và phải thấp hơn chân.
  • Nhỏ nước muỗi sinh lý sau khi ngâm nước ấm vào từng bên mũi bé. Với trẻ dưới 1 tuổi bạn chỉ cần nhỏ từ 2 – 3 giọt là đủ, với trẻ lớn hơn 1 tuổi mẹ có thể nhỏ 1 lần từ 4 – 5 giọt.
  • Đội khoảng 30 giây để nước muối ngấm dần vào trong hốc mũi làm loãng chất nhầy mũi.
  • Làm sạch hốc mũi cho bé: với những bé đã quen với việc xì mũi rồi bạn hãy cho bé ngồi dậy và xì ra ngay. Còn nếu trẻ không thể tự xì mũi được thì mẹ hãy lấy bong bóng hút đờm để hút chất nhầy ra khỏi mũi của bé. Dùng tay bịt bên 1 đầu mũi của bé rồi buông bóng phóng phình ra, khi đó, chất nhầy trong mũi của bé sẽ được đưa vào bong bóng hút. Cha mẹ nên chú ý khi hút không nên dùng lực quá mạnh mà hãy hút từ từ nhẹ nhàng cho chất nhầy ra hết.

Bạn có thể thoa 1 chút dầu khuynh điệp hoặc dầu tràm vào lòng bàn chân của con, massage trong vài phút, thoa thêm 1 ít dầu trên ngực và lưng trẻ.

Trước khi bé ngủ, hãy mang cho bé 1 lớp tất mỏng để giữ ấm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *