Thai nhi đạp nhiều bụng dưới của mẹ có bình thường không?

Đăng ngày 05/01/2024

Trong thời gian mang thai thì sẽ có những lần mẹ thấy thai nhi hoạt động mạnh ở vùng bụng dưới. Nếu thai nhi đạp nhiều bụng dưới của mẹ thì đây có phải là hiện tượng bình thường hay không? Bạn hãy xem nội dung của Happy Family sau đây để tìm lời giải đáp cho vấn đề thai nhi đạp ở bụng dưới nhé.

Thai nhi đạp nhiều ở bụng dưới của mẹ là hiện tượng gì?

Thai nhi đạp nhiều ở bụng dưới là hiện tượng xảy ra khi những hoạt động của thai nhi chỉ hoạt động ở phần bụng dưới của mẹ. Các động tác bé có thể làm như: xoay mình, uốn người hoặc cử động tay chân.

Mè bầu có thể cảm nhận hiện tượng này rõ ràng từ tuần thứ 20 của thai kỳ, càng về sau thì tần suất bé hoạt động ở vụng bụng dưới ngày càng tăng.

Sau 20 tuần tuổi thai nhi sẽ hoạt động nhiều hơn trong bụng mẹ

Tại sao lại xuất hiện hiện tượng thai nhi đạp nhiều bụng dưới?

Thai máy hoạt động nhiều sẽ cho biết tình trạng của con, thông qua những hoạt động của bé bạn có thể tự động chẩn đoán tình trạng sức khỏe của con mình. Nếu thai nhi khỏe mạnh bình thường thì từ tuần 20 bạn có thể thấy con bắt đầu hoạt động nhiều hơn ở vùng bụng dưới.

Chính vì thế, sau giai đoạn 20 tuần bạn hãy theo dõi con thường xuyên để biết thai nhi có đang gặp vấn đề gì hay không. Nếu bé vẫn đạp bình thường thì chứng tỏ thể trạng của bé đang tốt còn nếu không thi thai nhi có khả năng lưu thai hoặc suy thai.

Thời điểm sau 20 tuần thai nhi sẽ đạp phần bụng dưới nhiều hơn

Dấu hiệu nhận biết thai máy cực kỳ đơn giản

Để nhận biết được những cử động của thai nhi, mẹ bầu cần làm trống bàng quang của mình bằng cách đi vệ sinh. Sau đó nằm thư giãn 1 lúc trên giường rồi sờ bàn tay của mình vào bụng để cảm nhận.

Hoạt động của thai nhi khi đạt 8 tuần tuổi

Nếu thai nhi mới tới tuần thứ 7 thì nhiều khả năng bạn sẽ không cảm nhận được việc em bé đạp thúc bụng dưới. Mẹ không cần quá lo lắng khi không gặp hiện tượng này vì nếu có thì cũng sẽ rất hiếm. Hãy đợi cho bé lớn thêm và cảm nhận bạn nhé.

Hiện tượng thai máy xuất hiện từ tuần 16 – 22

Đây được xem là giai đoạn các hoạt động của bé có thể cảm nhận rõ ràng hơn và bạn có thể thấy những cử động liên tục với tần suất ngày một tăng của thai nhi. Đây là lúc mẹ nên đi khám thai thường xuyên để chẩn đoán tình trạng hiện tại của bé.

Mỗi ngày mẹ bầu hãy dành khoảng 30 phút để đếm số lần thai nhi cử động là bao nhiêu. Trường hợp thai nhi khỏe mạnh sẽ xuất hiện khoảng 4 lần cử động/1 giờ. Nếu bé đang trong giai đoạn ổn định mà mẹ không thấy hiện tượng gì thì có thể lúc này thai nhi đang nghỉ ngơi. Bạn có thể tiếp tục đếm lại sau 1 – 2 tiếng nữa tùy vào giấc ngủ của từng bé.

Tần suất em bé đạp bụng mẹ sẽ xuất hiện nhiều từ tuần 16 – 22

Thai nhi đạp bụng mẹ nhiều từ 30 – 38 tuần tuổi

Lúc này, mẹ sẽ không cảm nhận bằng cách thăm dò nữa mà là những hoạt động mạnh có thể cảm nhận tại bụng dưới, nếu là 1 cú nhào lộn của bé thì bạn có thể thấy rất rõ ràng.

Theo thống kê của các bác sĩ thì ở giai đoạn mang thai từ tuần 30 – 38 thì một thai nhi khỏe mạnh đã có tuần đạp khoảng 15 – 20 lần/ngày. Nếu tuần suất bé đạp giảm xuống thì có thể bé đang gặp hiện tượng thiếu oxy hoặc bụng mẹ không đủ chỗ chứa để bé hoạt động thoải mái như lúc trước. Để an toàn, bạn hãy theo dõi sát và đưa đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn.

Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn sắp sinh thì hiện tượng thai máy sẽ dễ bị nhầm với các cơn gò tử cung đang đến ngày một nhiều. Mẹ cần biết rặng gò tử cung là hiện tượng cả bụng cứng lên tạo những cơn đau, trong khi đó hiện tượng thai máy chỉ xuất hiện ở 1 vùng bụng nhất định. Không gây đau toàn vùng như cơn gò từ cung.

Thai nhi đạp bụng dưới nhiều có sao không?

Thai nhi đạp bụng dưới có sao không? Tin mừng cho bạn là nếu bé hoạt động còn nhiều hơn tần suất chúng tôi đã nêu ở trên thì bạn không cần quá lo lắng. Bé có thể liên tục đạp bụng mẹ trong giai đoạn cuối thai kỳ là do những nguyên nhân sau:

  • Thai nhi được nạp nhiều chất dinh dưỡng: điều này sẽ xuất hiện khi mẹ vừa mới ăn no – bé được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết nên có sức để đạp nhiều hơn hoặc khi mẹ nằm nghiêng sang bên trái, tư thế này giúp máu tới thai nhi nhiều hơn, làm cho bé hoạt động nhiều hơn bình thường.
  • Bé bị tác động bời những yếu tố bên ngoài như âm thanh, tiếng xe cộ, tiếng nhiều người cười nói trong nhà có thể làm cho thai nhi hoạt động nhiều hơn.

Bạn cần phân biệt được hiện tượng thai nhi đạp và các cơn gò tử cung

Các dấu hiệu cần lưu ý trong giai đoạn thai máy

Trong thời gian mang em bé, việc cung cấp đầy đủ chât dinh dưỡng cho bé là điều cần thiết nhưng mẹ cũng phải kiểm soát cân nặng của mình trong giai đoạn mang thai. Theo một nghiên cứu cho thấy rằng nếu mẹ bầu có cân nặng hợp lý thì tỉ lệ đạp bụng dưới của em bé sẽ cao hơn so với những mẹ bầu thừa cân.

Tuyệt đối không nên quan niệm rằng nếu thai máy xảy ra càng nhiều thì bé càng khỏe. Trong một số trường hợp, bé có hiện tượng hoạt động mạnh có thể do thiếu oxy hoặc do dây tràng hoa quấn quanh cổ của bé. Những trường hợp này bạn cần phải đi siêu âm gấp để nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Lời kết

Qua bài viết này chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ phần nào gỡ đi những nỗi ưu tư khi thấy thai nhi đạp nhiều bụng dưới của mẹ. Hãy luôn theo dõi bé mỗi ngày để cảm nhận con mình luôn khỏe mạnh hoặc đưa đến bác sĩ kịp thời nếu có hiện tượng nào bất thường nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *