Trẻ 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu? Cân nặng của bé 8 tháng

Đăng ngày 05/01/2024

Mặc dù nhiều cha mẹ vẫn cho con ăn uống đầy đủ, không cần quá lo lắng về cân nặng của con nhưng họ không biết rằng mỗi lứa tuổi ở trẻ sẽ có những mức cân nặng riêng. Vì thế, mẹ hãy theo dõi lời giải đáp cho câu hỏi trẻ 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu để bạn điều chỉnh cân nặng bé cho hợp lý nhé.

Cân nặng chuẩn của bé 8 tháng tuổi là bao nhiêu?

Theo công bố của tổ chức y tế thế giới WHO, cân nặng của bé khi đạt 8 tháng tuổi là 7,9kg đối với bé gái và 8,6kg đối với bé trai. Những trẻ đạt 8 tháng tuổi nếu nặng hơn hoặc nhẹ hơn 100 – 200g thì mẹ cũng không nên lo lắng quá, còn nếu chênh lệch nhiều mẹ phải cải thiện chế độ dinh dưỡng của trẻ nữa nhé.

Mặt khác, nếu trẻ bị thừa cân thì mẹ cũng cải thiện lại thực đơn để tránh bé bị béo phì nhé.

Trẻ 8 tháng tuổi sẽ nặng khoảng 7.9 – 8.6kg

Chuẩn thực đơn dinhh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi

Khi 8 tháng tuổi trẻ đã có thể làm quen với những thức ăn thô cứng hơn và uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Các mẹ nên nhớ rằng trẻ 8 tháng tuổi vẫn nhờ nguồn dinh dưỡng chính từ sữa. Lượng dinh dưỡng trong ngày bé cần khoảng 750-900 calo/ ngày, trong đó có tới 400 – 500 calo đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Vì thế, trong thức đơn hàng ngày của trẻ 8 tháng tuổi mẹ hãy chuẩn bị 1 lượng sữa tùy với nhu cầu của bé. Sau đó lên thực đơn để trẻ cân bằng đầy đủ giữa các chất béo, carbohydrate và protein.

Trẻ 8 tháng tuổi vẫn có nhu cầu dinh dưỡng chính từ sữa mẹ

Để đa dạng hóa thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi hơn mẹ có thể làm thêm cho bé một số món ăn thô giúp bé luyện thêm kỹ năng nhai. Cho bé ăn cùng gia đình vào những bữa ăn chính có thể giúp bé rèn luyện thêm khả năng tự lập sau này hơn.

Thực đơn dành cho trẻ 8 tháng tuổi cân đối

– Trái cây : chuối, kiwi, dâu tây, Táo, bơ, xoài,…

– Tinh bột: gạo, khoai lang, Lúa mạch, mì ống,…

– Rau củ: bông cải xanh, măng tây, cà rốt, bí ngô, bí ngòi,…

– Chất đạm: đậu hũ, thịt gà, Lòng đỏ trứng, phô mai, cá hồi,..

Khi nấu cho trẻ những loại thức ăn này, bạn nên nấu mềm và nấu với kích thước nhỏ để bé dễ cầm nắm và thức ăn không bị cứng. Riêng các thực phẩm mềm như đậu hũ hoặc bơ thì bạn không cần chế biến qua mà hãy cho bé ăn trực tiếp luôn

Các thực phẩm không nên dùng cho bé 8 tháng tuổi

Để cân nặng của trẻ 8 tháng tuổi phát triển tốt nhất, ít xảy ra nhiều bệnh bạn nên chọn cho con mình các loại thực phẩm sau:

Các loại sữa bò hoặc sữa thực vật: các loại sữa đậu nành hoặc sữa bò vì các loại sữa này khó tiêu hóa, sẽ ảnh hưởng tới chức năng thận cùa trẻ còn non yếu. Hơn nữa, hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi sẽ không hấp thu được đường lactose có trong sữa bò hoặc các sản phẩm được làm từ sữa bò. Trên thực tế, trẻ sẽ bị nóng trong người hoặc một số sốt xuất huyết hoặc có biểu hiện về đường ruột khi uống sữa bò, gây thiếu sắt cho trẻ.

Trẻ 8 tháng tuổi không nên dùng những sản phẩm làm từ sữa bò

Một số loại rau củ trái cây chứa hàm lượng nitro cao: các loại thực phẩm như Củ cải, rau chân vịt, thì là, xà lách đều có chứa hàm lượng nitrat khá cao. Bé dưới 1 tuổi trong dạ dày không có đủ lượng axit nhất định để phát hủy nitrat, chất này có thể ngăn việc vận chuyển oxy trong máu dẫn đến nguy hiểm sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao: những thức ăn như Cá thu, cá kiếm, cá ngừ có chứa hàm lượng thủy ngân cao không thích hợp cho bé 1 tuổi ăn. Khi bé đạt 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tập ăn các loại cá như: cá chép, cá trắm và ăn cá này không quá 1 lần/tuần.

Muối: khi nấu thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi bạn không cần thêm muối làm gì vì trong độ tuổi này bé chỉ thích ăn nhạt. Trẻ dưới 1 tuổi chưa thể xử lý lượng natri lớn trong cơ thể, bạn chỉ cần dùng lượng nitrat trong các thực phẩm tự nhiện cũng đủ cho bé rồi.

Các loại hạt: những loại hạt như hạnh nhân, lạc, óc chó không chỉ là 1 chất gây dị ứng với trẻ em là còn là nguyên nhân gây tắc đường thở ở trẻ. Đường thở của bé rất nhỏ không giống như người lớn nên hạt nhỏ như hạt hướng dương thôi cũng đủ gây nguy hiểm cho bé.

Trẻ 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu vừa đủ?

Hầu hết những trẻ 8 tháng tuổi đã quen với việc ăn dặm nhưng do ở lứa tuổi này bé sẽ bò khắp nhà và hay tò mò với nhiều thứ nên đôi khi có thể làm xao nhãng với việc ăn và thích khám phá những thứ xung quanh nhiều hơn.

Một ngày ăn của bé có thể bao gồm 3 bữa ăn chính, 2 bữa ăn nhẹ cùng với 2 cử uống sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bạn có thể tham khảo 1 lịch trình mẫu ăn dặm của tre 8 tháng tuổi 

– Buổi sáng: Khi bé thức dậy, cho bé uống sữa mẹ/ sữa công thức ( khoảng 200ml)

– Ăn sáng: 1 bát cháo

– Bữa ăn nhẹ giữa sáng: 1 nửa cốc trái cây xay nhuyễn/ sữa chua / rau củ luộc

– Bữa trưa: 1 cốc ngũ cốc

– Bữa ăn nhẹ buổi chiều: sữa mẹ hoặc sữa công thức (khoảng 200ml)

– Buổi tối: 1 bát cháo hoặc ngũ cốc.

Trẻ 8 tháng tuổi làm được những gì?

Ngồi: trẻ 8 tháng tuổi đã biết ngồi nhưng nhiều lúc vẫn chưa tự ngồi được mà cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Bé cũng có khả năng nghiêng người để lấy món đồ chơi mình thích.

Di chuyển khắp nơi: sau khi ngồi, bé có thể thực hiện động tác như trườn bằng bụng, mông để tiến tới thứ mình muốn. Tất cả những hoạt động này có thể chuẩn bị để bé bắt đầu bò.

Tập bò: thường đa số những bé 8 tháng tuổi chưa biết mò mà chỉ có thể trườn. Đa số trẻ được 10 tháng tuổi sẽ bắt đầu biết bò và đi chập chững sau 12 tháng.

Trẻ 8 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng chưa ?

Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì trẻ 8 tháng tuổi đã có hiện tượng mọc răng sưng lợi, nứt lợi từ 5 – 7 tháng tuổi, một số bé phát triển có thể sau 12 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng. Bố mẹ không cần quá bận tâm vào việc mọc răng của trẻ sau 6 tháng tuổi mà hãy chăm sóc răng miệng cho bé sao cho tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *