Lên thực đơn cho bé ăn dặm từ 6 – 12 tháng cực hay

Đăng ngày 04/01/2024

 

Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng ở trẻ, chúng sẽ giúp trẻ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và hạn chế tình trạng còi xương. Hãy tham khảo thực đơn cho bé ăn dặm từ 6 – 12 tháng hiệu quả được happyfamily.vn chia sẻ ngay sau đây.

Lưu ý: trong mỗi tháng tuổi nhất định, bé nên được cho ăn nhiều loại thực đơn khác nhau phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của bé.

Khi xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm, mẹ hãy đảm bảo đủ các tiêu chí theo tiêu chuẩn dinh dưỡng của mình. Điều này giúp cơ thể của bé phát triển toàn diện về thể chất và trí não, tránh tình trạng còi xương suy dinh dưỡng. Theo đó, danh sách thực đơn ăn dặm từ các chuyên gia dinh dưỡng sau sẽ là lời khuyên hữu ích nhất.

Thời điểm bắt đầu lên công thức ăn dặm cho bé theo các chuyên gia dinh dưỡng

Trước khi đi vào thực đơn ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi, bạn hãy xác định xem đâu là thời điểm hợp lý để cho bé bắt đầu ăn dặm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm là khoảng 5 – 6 tháng. Thời điểm này, sữa mẹ sẽ có ít protein và nhiều kháng thể hơn trước so với 6 tháng trước khi sinh bé.

Thời điểm này cũng là lúc bé cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng ở ngoài để bù cho những thiếu hụt dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Chưa kể, trong thời gian này bé đã nhận biết được thế giới xung quanh và hoạt động nhiều hơn trước. Nếu chỉ bú sữa mẹ bé sẽ không đủ năng lượng thực hiện nhiều hoạt động trong ngày.

Cũng theo chia sẻ, mẹ nên cho bé ăn dặm trong khoảng thời gian trên là thích hợp, không nên cho ăn quá sớm hoặc quá trễ sẽ ảnh hưởng nhiều tới quá trình ăn sau này của trẻ.

Vì vậy, hãy cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm để bé nạp thêm nhiều năng lượng và nhận đủ kháng thể để cơ thể phát triển tốt hơn sau này.

Bé bắt đầu ăn dặm như thế nào? Cùng nghe lời chuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

Giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm, mẹ vẫn hãy đảm bảo cung cấp sữa cho bé đầy đủ và bắt đầu cho ăn từ ít tới nhiều. Thức ăn hãy chế biến từ loãng cho tới đặc dần để bé làm quen với thức ăn, tránh tình trạng tiêu chảy hoặc bị suy dinh dưỡng trong qua trình bắt đầu cho ăn dặm.

Ngoài ra, bạn nên cho bé ăn đa dạng nhiều loại thức ăn đa dạng khác nhau. Điều mà các bậc cha mẹ thường tìm đến tư vấn chuyên gia dinh dưỡng nhất là cho bé ăn dặm mấy bữa 1 ngày là được, cho ăn vào thời điểm nào hợp lý.

Với những bé bắt đầu ăn dặm vào 6 tháng tuổi thì ăn khoảng 2 bữa/ngày là đủ rồi. Mẹ không nên cứng nhắc quá trong việc ép trẻ ăn hay chọn thời điểm cho bé ăn trong ngày.

Tuy nhiên, yếu tố thành công của việc cho ăn dặm nằm ở chỗ cho mẹ phải sắp xếp các bữa ăn sao cho khi ăn bữa sau bé phải tiêu hóa hết số thức ăn đã ăn ở lần trước.

Về lượng đồ ăn dặm cho bé thì mẹ có thể làm nhiều hay ít tùy vào sức ăn của từng bé. Nếu bé biếng ăn và hay ngán thì mẹ có thể chia nhiều bữa ăn dặm cho bé hơn. Tuy nhiên, không nên quá nhiều bữa ăn dặm trong 1 ngày.

Nếu bé ăn dặm trong 1 bữa thì sau khi ăn xong mẹ cứ cho bé bú thêm để bé có 1 bữa no, đồng thời giúp bé quen với việc hệ tiêu hóa hoạt động 1 lần.

Dù mẹ có học theo thực đơn cho bé an dặm kiểu Nhật đi nữa thì trong mỗi bữa ăn dặm của bé cần đảm bảo đủ 4 chất dinh dưỡng là: chất bột đường, chất đạm, vitamin & chất xơ và chất béo.

5 điều mẹ nên làm khi lên thực đơn cho trẻ ăn dặm

Khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Thức ăn phải được nấu chín, xay hoặc nghiền nhỏ

Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ cần kết hợp bột dinh dưỡng với các loại củ quả rau, củ quả có lợi cho sức khỏe. Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 8 tháng, mẹ cần tránh làm các món ăn không khuyến hoặc chưa được xay có thể sẽ làm bé hóc.

Trẻ từ 10 – 12 tháng đã luyện được phản xạ nhai nên mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm mềm của người lớn như: cơm nhão, canh rau nấu nhuyễn, cháo, ruột bánh mì, bột có thêm chút rau quả xay để kích thích khả năng bé phát triển.

Phối hợp nhiều nhóm thức ăn với nhau

Mẹ cần cân đối sao cho hợp lý giữa nhiều nhóm thức ăn với nhau như khoai, gạo, mì,…và bổ sung thêm nhiều món ăn có đạm như: cá, trứng sữa, thịt, cua, tôm….và các loại thức ăn có khoáng chất như: rau ngót, rau dền, chuối, cà rốt, củ cải,  cam, đu đủ…và các món có chất béo như: dầu mỡ.

Điều lưu ý là mẹ không nên cho bé ăn một món trong thời gian dài vì điều này có thể dẫn đến việc bé bị thừa chất này và thiếu chất khác. Nên bổ sung cho bé nhiều loại nước hoa quả nhưng tránh cho bé dùng vào dịp ban đêm.

Cho bé ăn dặm đúng giờ

Các mẹ nên cho bé ăn thường xuyên và đúng giờ để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt. Trong thời gian đầu lên công thức ăn dặm cho bé, hãy cho ăn khoảng 6 lần/ngày với lượng thức ăn ít.

Sau khi bé đã bắt đầu quen, hãy cho bé ăn khoảng 5 lần/ngày và sau đó giảm xuống chỉ còn 2 lần/ngày. Lượng thức ăn thì càng ngày càng tăng lên và phải cho bé ăn dặm cách nhau trên 3h/bữa để bé kịp tiêu hóa lượng thức ăn.

Tạo niềm vui, hứng thú cho trẻ trong bữa ăn

Để mỗi bữa ăn của bé là niềm vui thì mẹ nên tạo nhiều khoảnh khắc yêu thích cho bé như: chọn tô, yếm, muỗng, xe đẩy cho bé thật nhiều màu sắc, nói những lời khen ngợi bé hoặc cho bé ngồi chung với những thành viên trong gia đình để tạo cảm giác đông vui.

Lưu ý: có thể cho bé ăn ở chỗ nhiều người nhưng tránh gây phân tâm cho bé tập trung ăn nhé.

Chế biến bữa ăn dặm đảm bảo an toàn vệ sinh

Một điều tưởng chừng như rất quen thuộc hàng ngày nhưng bạn phải thực hiện chúng thật nghiêm túc là nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” khi làm bữa ăn dặm cho bé.

Đặc biệt, các loại nước ép trái cây phải vệ sinh thật kỹ trước khi chế biến. Chọn mua các loại thịt tươi, rau quả tươi ngon để làm bữa ăn cho bé. Trước khi cho bé ăn, mẹ & bé hãy rửa tay thật sạch để tránh bị vi khuẩn xâm nhập.

5 điều mẹ cần nên tránh khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho trẻ (theo các chuyên gia dinh dưỡng)

Khi lên thực đơn cho bé ăn dặm, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

Không nên nóng vội

Quá trình cho bé bắt đầu ăn dặm mẹ phải thực hiện theo từng bước, cho ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc không nên ép bé ăn nhiều trong thời gian đầu. Các mẹ cũng không nên thấy bé chịu ăn mà ép bé ăn nhiều hơn.

Chế biến thức ăn dễ gây dị ứng

Mẹ cần hạn chế cho bé ăn những thức ăn có nguy cơ dị ứng như: Mật ong, lỏng đỏ trứng chưa được nấu chín hẳn (trong thời gian đầu bé không nên ăn lòng trắng trứng), đậu phộng,…

Các loại thức ăn có mùi tanh đặc biệt là thức ăn biển như: tôm, cá nên được làm kỹ và loại bỏ hết mùi tanh.

Thức ăn nóng

Tuyệt đối trong giai đoạn đầu không nên cho bé ăn thức ăn nóng sẽ dễ gây phỏng lưỡi và làm tổn thương dạ dày của trẻ. Khả năng chịu đựng của bé thấp hơn người lớn nhiều nên bé chỉ có thể ăn thực thức ăn nguội hoặc chỉ ấm 1 chút.

Nêm thức ăn dặm cho bé khác với khẩu vị người lớn

Mẹ không nên dùng khẩu vị của mình để ước lượng khẩu vị của bé. Hệ tiêu hóa của bé con non nớt sẽ phải hoạt động quá tải nếu lượng muối trong cơ thể bé cao, sau này có thể dẫn đến suy thận và phù.

Trong khẩu phần ăn của trẻ mẹ chỉ nên cho 1 chút xíu nước mắm hoặc muối là đủ.

Cho bé ngưng bú

Dù đã bước vào giai đoạn ăn dặm nhưng bé vẫn cần nguồn cung cấp chất dinh dưỡng từ sữa mẹ, việc bú sữa trong giai đoạn này vẫn mang lại sức đề kháng tốt cho trẻ.

Từ 6 – 9 tháng, mẹ nên cho bé ăn khoảng 2 – 3 bữa ăn/ngày kết hợp với việc bú sữa mẹ. Vào giai đoạn 10 – 12 tháng, bé có thể ăn 3 – 4 bữa/ngày và vẫn tiếp tục bú để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi (chia theo từng tháng)

Bé 6 tháng tuổi nên ăn dặm gì?

Nếu không biết nên cho trẻ 6 tháng tuổi ăn gì, mẹ có thể sử dụng bột loãng hoặc các loại thức ăn nghiền hoặc xay, trong ngày thì có thể cho bé bú từ 1 – 2 lần. Lượng thực ăn sử dụng: 100 – 200ml.

Bé 7 tháng tuổi nên ăn dặm gì?

Sử dụng bột hoặc thức ăn được nghiền, thái nhỏ. Một ngày cho ăn khoảng 2 lần và 1 lần bú mẹ. Lượng thức ăn sử dụng: 200ml.

Bé 8 tháng tuổi nên ăn dặm gì?

Trẻ 8 tháng tuổi vẫn nên duy trì chế độ ăn dặm với thịt xay nguyên, trái cây và rau xanh. Các mẹ có thể cho bé dùng các sản phẩm ngũ cốc để bổ sung thêm chất sắt. Lượng thức ăn sử dụng: 230ml.

Bé 9 tháng tuổi nên ăn dặm gì?

Lúc này, mẹ đã có thể pha bột đặc hơn cho bé ăn, sử dụng các loại trái cây trái nhỏ, cắt khúc để trẻ có thể ăn được. Trong đó, bữa ăn sẽ được tăng lên 3 bữa + 1 bữa bú sữa mẹ. Lượng thực ăn tùy thuộc vào từng bé khoảng 200 – 250ml.

Bé 11 tháng tuổi nên ăn dặm gì?

Mẹ có thể cho bé ăn cháo kết hợp với rau củ thái khúc, mỗi ngày ăn khoảng 3 bữa + 1 bữa bú mẹ. Lượng thức ăn sử dụng khoảng 250 – 300ml.

Bé 12 tháng tuổi nên ăn dặm gì?

Tới lúc này bé đã có dấu hiệu bú ít hơn và mẹ có thể nấu cho bé 1 nồi cháo để ăn cho cả ngày. Mỗi bữa mẹ múc vào bát khoảng 200ml cháo và cho thêm nhiều thức ăn như thịt, cá, tôm trứng thái nhỏ,…và rau xanh, dầu/mỡ để thay đổi khẩu vị của bé giúp bé tạo cảm giác khoái ăn hơn.

Ăn dăm là giai đoạn quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ nên cho dù có khó khăn tới đâu thì mẹ cũng đừng nãn nhé. Hãy đồng hành với những bước đệm đầu tiên giúp bé làm quen việc ăn dặm dễ dàng nhất. Chúc mẹ thành công với nội dung do happyfamily.vn chia sẻ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *