5 cách chữa đờm ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất mẹ nên nắm

Đăng ngày 04/01/2024

 

 

Giai đoạn trẻ sơ sinh thường mắc nhiều loại bệnh do hệ miễn dịch của trẻ ở giai đoạn này còn yếu, chỉ cần 1 sự thay đổi nhẹ ở môi trường hoặc thời tiết thì sức khỏe của bé cũng bị ảnh hưởng theo. Đa phần các trẻ sơ sinh từ 1 – 6 tháng tuổi sẽ bị trường hợp như sổ mũi, thở khò khé, ho khan,…và nặng hơn là trường hợp ho đờm làm các mẹ rất lo lắng.

Sau đây, HappyFamily.vn xin gửi đến bạn nguyên nhân và cách chữa đờm ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất nhé.

Bé bị đờm là hiện tượng gì?

Đờm là 1 chất nhầy chảy ra từ hốc mũi của trẻ, sau đó tới phế nang và cuối cùng được đẩy xuống vòm họng. Trẻ hay bị đờm khi xuất hiện cơn ho kéo dài cùng theo tiết  dịch đờm nhớt xuất hiện trong cổ họng. Hiện tượng này khiến trẻ cảm thấy nghẹt thở và khó thở, đau rát họng.

Trẻ hay bị đờm khi môi trường thời tiết có thay đổi bất thường, độ tuổi trẻ hay bị đờm nhất là từ 1 – 12 tuổi. Bệnh này khi mới xuất hiện thì không nguy hiểm lắm nhưng nếu để lâu dài có khả năng biến chứng qua các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm phổi, viêm amidan, lao phổi.

Ngoài ra trong giai đoạn đầu của trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch còn yếu nên hay mắc bệnh, điều này có nghĩa là khi gặp bệnh trẻ sẽ thường rơi vào tình trạng mệt mỏi và ủ rủ. Chính vì thế khi trẻ mới bị bệnh, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân sau đó tìm cách khắc phục ngay.

Trẻ bị tích đờm trong cổ họng do đâu?

Như chúng ta đã biết, đờm xuất hiện ở trẻ là 1 loại dịch nằm trong đường hô hấp, loại đờm này làm cho virus, vi khuẩn có khả năng bám vào cổ họng của trẻ. Và khi trẻ ho thì đờm mới được đẩy ra ngoài, vì thế trẻ có ho hoặc đờm cùng lúc thì ba mẹ không nên quá lo lắng vì đây chỉ là 1 phản xạ tự nhiên của trẻ.

Những nguyên nhân làm cho trẻ bị ho đờm là do: nhạy cảm với thời tiết, nhiệt độ mội trường thay đổi đột ngột, hen suyễn, trẻ bị cảm lạnh, có ảnh hưởng của bệnh viêm phế quản, viêm phổi.

Với triệu chứng ho ra đờm mẹ có thể nhận biết tình trạng ra sao bằng cách thông qua màu sắc của đờm, như sau:

Đờm có màu trắng đục, hoặc trong suốt là giai đoạn đầu của việc bị đờm, tình trạng không quá nghiệm trọng nên mẹ có thể chữa ngay.

Đờm bị màu vàng hoặc xanh là dấu hiệu cảnh báo rằng bệnh của trẻ đã trở nên khá nghiệm trọng và bố mẹ hãy mua thuốc cho bé uống hoặc đưa trẻ đến bác sĩ ngay, nếu để lâu có thể chuyển sang giai đoạn phù phổi cấp hoặc thậm chí là viêm phổi.

Với trường hợp trẻ mới xuất hiện đờm, bố mẹ hãy khắc phục bệnh cho con bằng một số loại thảo dược dưới đây.

5 cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả

Cây rẻ quạt phơi khô

Cây rẻ quát còn được gọi với tên khác là xạ can. Ngoài công dụng chữa bệnh ho cho trẻ thì chúng còn có tác dụng như 1 tấm khiên bảo vệ giúp trẻ tránh bị nhiễm trùng đường hô hấp do sự thay đổi của thời tiết.

Cách dùng cây rẻ quạt tiêu đờm cho trẻ:

  • Lấy lá cây rẻ quạt và củ tươi của nó đem đi phơi khô, tiếp tục cân 5 – 6g là rẻ quạt đã phơi khô sau đó sắc lấy nước cho trẻ uống.
  • Mẹ cũng có thể lấy 1g lá rẻ quạt được phơi khô và kết hợp với 1 – 2 củ sâm đại hành tươi với 1 – 2 g mạch môn, sau đó đem sắc cho trẻ uống ngay trong ngày nhé.
  • Đối với những trẻ đang bị viêm amidan, mẹ hãy lấy 10 lá rẻ quạt và 1 chút muối ăn sau đó dã nhuyễn và cho vào 100ml nước đun sôi sau đó để nguội. Sau đó cho trẻ ngậm là vào buổi sáng, lưu ý là không nên cho trẻ uống nước là rẻ quạt nhé.

Quả quất nấu với đường phèn

Thông thường quả quất thường được trồng để làm kiểng thường dùng để trang trí nhà ngày tết, không chỉ vậy, quả quất còn có tác dụng chữa đờm cho trẻ em rất hiệu quả.

Quả quất nấu đường phèn có tác dụng trị ho, trị đờm rất tốt

Trong quả quất có nhiều thành phần như vitamin, đường, tinh dầu,…bên cạnh đó, chúng có pectin giúp cho trẻ tăng khả năng kháng viêm, kháng khuẩn trong đường ruột,…hỗ trợ các bệnh lý về gan, ty vị yếu. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng mạnh mẽ trong việc chữa trị ho khan, ho dai dẳng và các bệnh lý có liên quan tời đờm ở trẻ nhỏ.

Cách sử dụng quả quất chữa bệnh đờm cho trẻ:

  • Chọn ra những quả quất tươi, nhiều nước và rửa sạch sau đó để ráo nước. Sau đó cắt đôi quả quất ra và bỏ hết hạt để trẻ sử dụng tránh bị đắng.
  • Tiếp theo, chúng ta cho quất đã được xử lý và đường phèn vào 1 bát hấp cách thủy và hấp khoảng 20 phút để đường phèn chạy ra hết, hòa tinh dầu vào quả quất dưới dạng siro.
  • Một cách khác, chúng ta có thể sử dụng quả quất trộn với mật ong sau đó cho hấp cách thủy. Dựa trên công thực này mẹ có thể đẩy lùi bệnh đờm cho trẻ rất hiệu quả.
  • Đây là cách trị đờm cho trẻ rất hay được nhiều phụ huynh sử dụng, cho trẻ uống 1 ngày khoảng 3 lần, 1 lần uống từ 2 -3 thìa.

Lá húng chanh nấu với đường phèn

Là húng chanh được nhiều chuyên gia đánh giá cao vì có tính kháng khuẩn mạnh vì trong thành phần của chúng có colein, đây là chất có khả năng kháng lại các loại vi trùng. Bên cạnh việc tiêu đờm thì lá hùng chanh còn được dùng để chữa các bệnh hô hấp như mũi, miệng, cổ họng và đường ruột.

Mẹo dùng lá húng chanh trị ho cho bé dứt điểm và an toàn

Ngoài tính chất có mùi thơm nhẹ cùng có vị chua và hơi the, chúng cũng thường được dùng để giải độc tố có trong cơ thể, giúp cơ thể giải trừ đờm, bổ phế.

Cách thực hiện:

  • Lấy lá hoặc ngọn của cây húng chanh sau đó đem giã hoặc nghiền nát
  • Cho đường phèn vào phần lá đã được giã và vệ sinh, sau đó tiến hành hấp cách thủy cho đến khi đường phèn tan ra hết và để nguội.
  • Cho trẻ uống 1 ngày từ 2 – 3 lần, lần từ 2 -3 thìa để hạn chế đờm và tình hạng ho khan.

Chữa đờm cho trẻ bằng lá hẹ

Cây hẹ không chỉ góp phần trong mỗi bữa ăn của con người mà chúng còn được biết đến là 1 loại thuốc hữu dụng có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh mẽ. Ngoài công dụng chữa bệnh viêm tai giữa, giun kim, đau cổ họng, chữa ho, tiêu đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách sử dụng lá hẹ để chữa đờm:

  • Lấy lá hẹ rửa sạch sau đó cho thêm đường phèn vào 1 cái bát và đem đi hấp thủy khoảng 20 phút để đường phèn tan ra hoàn toàn.
  • Sau đó chắt phần nước ra để nguội và cho bé dùng 1 ngày khoảng 3 lần, 1 lần uống từ 2 – 3 thìa.
  • Ngoài ra, mẹ có thể thay thể đường phèn bằng mặt ông để tốt hơn cho trẻ.

Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng rau diếp cá và nước vo gạo

Rau diếp cá là loại rau có tác dụng kháng khuẩn và chúng cũng có khả năng giải độc, giải nhiệt rất tốt.

Cách thực hiện:

Dùng khoảng 15 lá rau diếp cá rửa sạch và giã nhuyễn

Lấy nước vo gạo cho vào rau diếp cá vừa giã và đun sôi khoảng 20 phút đến khi lá chín nhừ ra. Lược bỏ bã của lá và đợi nước nguội đi.

Cho bé uống hỗn hộp để nguội một ngày từ 2 – 3 lần, nếu bé khó uống có thể đun thêm 1 ít đường để dễ uống hơn.

Lưu ý, mẹ nên cho bé uống hỗn hợp này trước bữa ăn khoảng 60 phút, không nên cho bé uống sau hoặc trước khi ăn. Đặc biệt nên tránh cho bé dùng các loại thức ăn như cua, tôm, thịt, gà,…

Một số lưu ý khi tìm cách trị đờm cho trẻ

Bên cạnh việc áp dụng lời khuyên của bác sĩ hoặc thực hiện theo các mẹo trên, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau trong giai đoạn chữa đờm cho trẻ.

Tìm hiểu kỹ về từng loại mẹo và cách thực hiện từng phương pháp nêu trên

Chỉ nên áp dụng với trẻ đang ở giai đoạn đầu bị đờm

Cần theo dõi hiệu quả của phương pháp bạn áp dụng, nếu thấy tình trạng của trẻ ngày càng cải thiện thì hãy áp dụng thêm tới khi hết còn nếu không hãy đưa bé tới bệnh viên để bác sĩ phục hồi kịp thời.

Nên cho trẻ hạn chế ăn những loại thực phẩm như tôm, cua, thịt, gà trong giai đoạn chừa đờm cho trẻ.

Hy vọng qua những thông tin cực kỳ hữu ích trên đây, bạn sẽ biết được cách chữa đờm cho trẻ và chăm sóc tốt hơn cho con và các thành viên trong gia đình nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *