Thai 24 tuần nặng bao nhiêu? Sự phát triển thai nhi 24 tuần

Đăng ngày 04/01/2024

 

Vào tuần thứ 24, thai nhi đã có thể sống sót nếu việc sinh nở sớm của mẹ diễn ra. Một trong những vấn đề nhiều mẹ bầu quan tâm là thai 24 tuần nặng bao nhiêu và thai giai đoạn này phát triển ra sao. Trong bài viêt này, Happy Family sẽ gửi đến bạn những thông tin cần thiết khi em bé được 24 tuần tuổi.

Khi đạt 24 tuần tuổi, làn da của em vé vẫn sẽ nhăn nheo và những nếp nhăn này lâu dần sẽ được lấp đầy bởi lớp mỡ phát triển bên dưới da. Khi bụng bắt đầu to lên, bà bầu có thể thấy những vết rạn trên bụng mình và chúng sẽ dần biến mất sau giai đoạn sinh nở. Từ giai đoạn này đến mang thai 28 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ thường xuyên để kiểm tra bệnh tiểu đường trong thai kỳ.

Những thay đổi diễn ra trên cơ thể mẹ khi đạt 24 tuần ?

Khi mang thai đến tuần thứ 24, mẹ có thể thấy đỉnh tử cung cách dây rốn khoảng 5cm, vùng da ở bụng và ngực bắt đầu căng lên và xuất hiện những vết rạn trên cơ thể. Việc nãy sẽ làm bạn cảm thấy ngứa ngáy và có thể gặp tình trạng da bị khô. Nếu da của bà bầu đang bị khô thì có thể dùng kem dưỡng da để bổ sung.

Mặt của bà bầu sẽ nhạy cảm và khô hơn trong giai đoạn mang bầu, bạn có thể là giảm bớt sự khó chịu này bằng cách sử dụng nươc mắt nhân tạo để bổ sung chất ẩm cho mắt.

Trong tuần thai này sản phụ cũng có thể chứng co thắt Braxton Hicks sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Những cơn co thắt tử cung sẽ có cứng hơn và xuất hiện bất thường hơn. Đừng lo lắng nếu bạn quá đau vì chúng sẽ diễn ra thường xuyên ở khu vực bụng dưới. Đặc biệt, mẹ bầu sẽ thấy tình trạng này xuất hiện khi mình ngồi cúi người xuống hoặc đứng thẳng lên, sau việc quan hệ tình dục hoặc khi leo cầu thang.

Sẽ có nhiều sự thay đổi về hệ tiêu hóa trong giai đoạn này và bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Chứng táo bón sẽ xuất hiện thường xuyên trong giai đoạn mang thai và bạn sẽ thấy mình dành rất nhiều thời gian cho việc đi đại tiện. Bạn hãy bổ sung nhiều nước và thức ăn có chất xơ, vận động mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón nhé.

Thai 24 tuần nặng bao nhiêu gram? Thai 24 tuần tuổi phát triển thế nào?

Thai nhi 24 tuần tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn? Ở tuần thứ 24, độ dài của thai nhi đã đạt 32cm và cân nặng từ 0.6 – 0.7kg. Bộ não của thai nhi bắt đầu phát triển tăng tốc vào giai đoạn này và phổi cũng bắt đầu phát triển phức tạp hơn.

Các nhánh chính trong phổi đang bắt đầu hình thành và phát triển, chúng sẽ sản sinh ra chất hoạt động trên bề mặt này gọi là surfactant. Đây là chất cần thiết giúp cho phế nang thai nhi dễ dàng phồng lên. Các bé sinh non sẽ có triệu chứng khó thở vì những tế bào này chưa có đủ thời gian để phát triển hoàn thiện hoặc không đủ chất để tạo nên những hoạt động bề mặt cần thiết.

Bà bầu cần làm gì trong giai đoạn này?

Từ 24 – 28 tuần thai thì khi bạn đi khám bác sĩ sẽ được thực hiện các hoạt động xét nghiệm sáng lọc glucose để phát hiện bệnh tiểu đường trong giai đoạn mang thai. Bệnh tiểu đường trogn giai đoạn mang thai sẽ có liên quan tới tình trạng tăng glucose  trong máu thai phụ với mức độ thấp hơn bệnh đái tháo đường khi mang thai và làm tăng hậu quả sản khoa bất lợi. Các triệu chứng xuất hiện của tình trạng này bao gồm:

  • Lượng đường có nhiều trong nước tiểu của bà bầu.
  • Hay xảy ra hiện tượng khát nước bất thường.
  • Hay đi tiểu thường xuyên.
  • Hay xuất hiện mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt.

Tỷ lệ mắc tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ là khoảng 2 – 5%, các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ bệnh tình tiểu đường của sản phụ ở tuần thứ 24 – 28 vì trong giai đoạn này nhau thai đang sản xuất 1 lượng lớn hormone có thể gây kháng insulin. Nếu nhận thấy tình trạng vẫn ở mức cao thì bác sĩ sẽ thực hiện một số cuộc xét nghiệm khác để chẩn đoán tốt tình trạng tiểu đường ở thai kỳ.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn hãy tìm hiểu thêm về sự phát triển thai nhi theo từng tuần để cùng tìm hiểu nhé.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu 24 tuần tuổi

Nếu bạn đang gặp triệu chứng ợ nóng thì hãy nên chia nhiều bữa ăn trong ngày ra không nên chỉ dùng 3 bữa chính. Nhiều phụ nữ đã thử ăn từ 5 – 6 bữa/ngày và cảm thấy hiệu quả khi chứng ợ nóng giảm hẳn. Chứng ợ nóng cũng sẽ thuyên giảm nếu như bạn dùng đồ ăn vặt vào đêm khuya.

  • Mẹ bầu có thể áp dụng một số chế độ sinh hoạt sau đây để giúp thai nhi khỏe mạnh phát triển tốt trong giai đoạn mang thai:
  • Ăn các loại thực phẩm có giàu chất sắt như rau xanh hoặc rau cải bó xôi, các loại cá biển như cá hồi, có mòi, thịt gia cầm hoặc thịt bò.
  • Duy trì uống những viên bổ sung chắt sắt theo chỉ định của bác sĩ. Chất sắt có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn mang thai vì chúng sẽ giúp hạn chế tình trạng thiếu máu và các triệu chứng bất thường khác khi mang thai.
  • Ăn nhiều các loại trái cây và thực phẩm có nhiều Vitamin C vì chất này sẽ giúp mẹ hấp thụ chất sắt tốt hơn.
  • Dùng những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B bao gồm folate (chất này thường có trong một số loại rau xanh và đậu nành, ngũ cốc), và vitamin B12 có trong sữa, những chất này sẽ hỗ trợ tốt trong việc hình thành các tế bào hồng cầu.
  • Tập thể dục đều đặn cũng là thói quen tốt cho mọi bà bầu nên làm trong giai đoạn mang thai. Khi tập thể dục sẽ giúp mẹ giảm được nguy cơ bị tiểu đường nhưng trước khi làm hãy đi bác sĩ để được tư vấn nên tập bài tập nào nhé.

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn quan trọng, mẹ cần làm:

  • Chẩn đoạn những dị tật ở thai nhi bằng cách đi siêu âm 3D
  • Kiểm hoạt tình trạng tiểu đường ở sản phụ, tránh gây ra những điều nguy hiểm cho mẹ và bé.
  • Kiểm soát cân nặng của mẹ bầu để thai nhi được phát triển tốt nhất.
  • Cần tìm hiểu thêm các dấu hiệu sinh sớm để chuẩn bị tâm lý và giữ thai kịp thời

Trên đây là một số chia sẻ về thai 24 tuần nặng bao nhiêu và sự phát triển của thai nhi khi đạt 24 tuần tuổi. Hy vọng, bạn sẽ theo dõi tình trạng thai nhi thường xuyên và đưa đi bác sĩ chẩn đoán nếu gặp tình trạng bất thường. Chúc bạn thành công.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *