Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt, bạn phải làm gì?

Đăng ngày 04/01/2024

 

Trong quá trình nuôi dường con bạn, sẽ có khi bạn thấy trẻ sơ sinh hay bị nổi mụn trên mặt, vậy vấn đề này có nguy hiểm và quan ngại không? Hãy cùng happyfamily tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Trước khi đi vào chi tiết chúng ta hãy cùng điểm qua một số lý do, song thường là do những lý do sau đây: kê, dị ứng, phát ban hoặc một số lý do nữa về da khác.

Một số nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt

Mụn sữa

Đây là tình trặng hay gặp khi trẻ sơ sinh mọc mụn, bạn sẽ được nghe nhiều người kể hoặc thấy sau 3 tuần đầu sinh em bé. Loại mụn này thường xuất hiện li ti ở mặt, cổ tay, chân và sẽ xuất hiện khoảng 3 tháng trước khi biến mất hoàn toàn. Điều này có ý nghĩa là dù có thấy thì bố mẹ cũng đừng lo lắng vì loại mụn này không cần can thiệp gì.

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là môi trường sống cùng bã nhờn trên da bé đang tìm cách làm quen với bài tiết.

Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị mụn sữa

Khi trẻ nổi mụn sữa ở mặt, bạn không nên quá lo lắng mà hãy tìm các biện pháp làm thông thoáng cho bé, hãy lau người cho bé sạch sẽ bằng nước ấm thường xuyên, thay quần áo và giặt đồ cho bé đều đặn. Không nên ủ bé quá nóng gây chảy mồ hôi thường xuyên, khó chịu.

Nếu sau 3 tháng bạn vẫn không thấy mụn thuyên giảm thì hãy đưa đến bác sĩ khám để khỏi nhầm lẫn với bệnh viêm da nhé.

Rôm sảy

Theo chia sẻ của nhiều bác sĩ, thời tiết ở vùng nhiệt đới như Việt Nam sẽ khiến khá năng trẻ sơ sinh bị mọc mụn ở mặt cao hơn, cụ thể là rôm sảy. Thói quen sợ bé lạnh và ủ bé quá nóng của các bậc phụ huynh đã làm cho con mình thường xuyên xảy ra tình trạng này.

Tình trạng rôm sảy thường xảy ra khi tuyến mồ hôi của bé bị tắc khiển các mụn rôm sảy mọc lên. Mẩn đỏ do loại rôm sảy gây ra thường làm da bé bị đỏ và đôi lúc ngứa ngáy khó chịu.

Lý do là vì da trẻ em rất mỏng và nhạy cảm, chỉ bằng 1/5 người lớn nên rất hay bị tổn thương. Hơn 90 trường hợp xảy ra bệnh da ở trẻ em là do những tác động từ bên ngoài.

Cách điều trị rôm sảy cho trẻ nên làm

Khi trẻ bị rôm sảy, phụ huynh nên lau người bé thường xuyên hơn, hãy để bé hoặc quần áo thông thoáng, tránh chọn những loại khăn kín mít. Đặc biệt, để cải thiện tốt hơn hãy đảm bảo không gian phòng luôn thông thoáng, bật quạt nhẹ thường xuyên để không khí lưu thông tốt trong nhà.

Nếu thường xuyên cho con bú thì mẹ không nên ăn những đồ ăn nóng như: mít, nhãn, vải, sầu riêng,…mà ăn ăn uống điều độ nhiều nước và nhiều rau.

Phát ban

Khi bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt thì đó có thể là bị phát ban. Dấu hiệu của phát ban thường là những vết màu đỏ như muỗi đốt li ti hoặc những vết màu vàng trên mặt bé.

Cách điều trị chứng phát ban cho trẻ

Thông thường khi bị phát ban các dấu vết sẽ dần biến mất trong vài ngày. Khi đó, mẹ cần tránh động vào những vùng xa này nhiều và không có nặn mụn những khu vực bị phát ban.

Dị ứng

Dị ứng thời tiết là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt. Vào thời điểm giao mùa hoặc một số tác nhân ngoại cảnh khác như phấn hoa, khói thuốc cũng sẽ làm cho bé bị ngứa và nổi mẩn.

Một số bé bị dị ứng khi ăn nhiều đạm đặc biệt là các loại sữa bò, dấu hiệu để nhận biết dị ứng này là bé bị nổi hột đỏ trên mặt, lúc đầu sẽ chỉ có ở phần miệng sau đó sẽ lan ra khắp mặt.

Cách điều trị mụn dị ứng cho trẻ sơ sinh

Hầu như tất cả mọi trường hợp dị ứng đều không có thuốc điều trị và phòng ngừa. Bạn chỉ có thể giúp bé hạn chế các tác nhân gây dị ứng, trong giai đoạn nuôi trẻ và phát hiện những loại đồ ăn thức uống bị dị ứng, hãy tránh cho bé ăn những loại thức ăn này.

Đặc biệt, trong thời gian đợi dị ứng hết hãy tránh chà xát những phần bị dị ứng. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh dị nổi mẩn đỏ thì hãy cho bé ăn nhiều thực phẩm có vitamin hoặc cho bé chế độ ăn uống ngủ nghỉ tốt hơn.

Mụn nhọt

Mụn nhọt rất dễ nhận biết khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu hoặc trẻ sơ sinh nổi mụn trắng trên mặt, mụn xuất hiện từng cái một và có kích thước lớn thấy rõ. Một số mụn có thể để lại mủ.

Cách điều trị mụn nhọt cho bé

Với những bé bị mụn nhọt, hãy sử dụng nước muối sinh lý tự pha hoặc mua ngoài tiệm thuốc để đạt hiệu quả cao nhất. Sau đó hãy tắm và để da bé luôn khô, sạch sẽ, thoáng mát. Để cho nhanh lành hơn bạn hãy bôi thuốc tím để mụn nhanh khô và sát khuẩn tốt hơn.

Với trường hợp này mẹ không nên nặn mụn cho trẻ, nếu bé mọc mụn nhiều và có nhiều mủ, hãy đem đến bác sĩ để tìm phương pháp chữa thích hợp, không nên tự ý bôi thuốc này thuốc kia vào có thể làm nhiễm trùng nặng hơn.

Bạn nên làm gì và không nên làm gì khi trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt ?

Mụn xuất hiện trên trẻ sơ sinh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại sẽ tự khỏi sau 1 thời gian nhưng có loại sẽ phải nhờ đến bác sĩ. Vậy thì khi con bạn gặp trường hợp này, mẹ nên làm gì?

Bạn nên bình tĩnh và hãy quan sát trạng thái da ban đầu của bé. Ngoài theo dõi da ra bạn hãy xem bé có biếng ăn, bỏ bú hay có triệu chứng gì bất thường không. Sự theo dõi chi tiết của mẹ sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho bác sĩ nếu phải đi khám.

Hãy vệ sinh cho bé sạch sẽ, tránh việc ủ bé quá nóng, tránh cho bé ẩm ướt hoặc chảy mồ hôi.

Giữ cho môi trường trong nhà bạn luôn ấm áp, thoáng và không ẩm ướt.

Không nên tiếp xúc nhiều với các loại mụn của trẻ, bạn cũng hãy để khí không nên để cho bé cào vào những phần đang nổi mụn hoặc ngứa sẽ dễ bị nhiễm trùng.

Lời kết

Bé có làn da đẹp, mịn trắng trẻo là mơ ước của nhiều người mẹ. Tuy nhiên, cho dù trẻ sơ sinh có bị nổi mụn trên mặt thì cũng đừng lo lắng quá, hãy quan sát thật kỹ và bình tỉnh điều trị cho con của bạn nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *