Thai nhi khi được 13 tuần sẽ có những chỉ số phát triển về cơ thể tốt hơn so với lúc ban đầu. Ở tuần này cơ thể của bé đã bắt đầu phát thiện hoàn thiện các bộ phận và đang trong quá trình phát triển nhanh chóng. Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ hãy bổ sung thêm các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể để hỗ trợ tốt cho cả mẹ và bé phát triển. Trong bài viết này, HappyFamily sẽ trả lời cho bạn câu hỏi thai 13 tuần tuổi nặng bao nhiêu và những điều bạn nên làm trong giai đoạn này.
Bước sang thời kỳ cá tam nguyệt thứ 2 những triệu chứng thai nghén, cơ thể của bé đã phát triển đầy đủ các bộ phận và đang bắt đầu tăng trưởng. Khi thai nhi đạt 13 tuần tuổi, mẹ phải đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi đầy đủ để không gây tác động tới sự phát triển của thai nhi.
Sự phát triển của thai khi đạt 13 tuần tuổi
Thai 13 tuần tuổi năng bao nhiêu?
Khi đạt 13 tuần tuổi, trọng lượng của thai nhi sẽ đạt khoảng 23g và chiều dài cơ thể bé khi đó đạt 7,4cm, đây là chiều dài được đo từ đầu đến mông bé. Để dễ tưởng tượng thì kích thước này tương đương với 1 quả đậu Hà Lan.
Thai nhi thế nào khi được 13 tuần tuổi?
Các bộ phận trong cơ thể của thai nhi dần trở nên hoàn thiện hơn và nhau thai có chức năng vận chuyển oxy từ cơ thể mẹ đến bé. Cụ thể sự phát triển đó như sau:
- Dấu vân tay bắt đầu hình thành trên thai nhi. Khi đạt 13 tuần, dấu vân thai đã bắt đầu xuất hiện và tiếp tục phát triển tốt ở những tuần sau.
- Hai mắt trên mặt của bé đã bắt đầu xích lại gần nhau hơn.
- Mí mắt của thai nhi bắt đầu khép lại để hạn chế sự tác động ở bên ngoài vào bụng mẹ hoặc nước ối.
- Chân tay của bé tiếp tục phát triển đển cân đối đối với cơ thể.
- Bé bắt đầu cử động và mẹ có thể cảm nhận được mỗi khi đặt tay vào bụng, tuy nhiên hoạt động trong thời điểm này chưa được mạnh nên mẹ sẽ khó cảm nhận những tác động từ bé.
- Bé 13 tuần tuổi đã có thể biết nheo mắt, mút tay và mẹ có thể thấy điều này khi tới bác sĩ khám thai.
- Tim thai đập và có thể cảm nhận được nhịp đập.
- Em bé bắt đầu uống nước ối và quá trình bài tiết nước tiểu cũng bắt đầu.
- Phân su được hình thành, mẹ bầu có thể thấy sau lần đi tiểu đầu tiên sinh em bé xong.
Cơ thể mẹ khi thai nhi đạt 13 tuần thay đổi như thế nào?
Tuần thứ 13 trong giai đoạn mang thai cơ thể của bà bầu sẽ có nhiều thay đổi so với thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, cụ thể như sau:
Cơ thể mẹ đã bắt đầu bớt mệt mỏi
Khi sang tuần thứ 13, cơ thể mẹ sẽ giảm bớt mệt mỏi do các triệu chứng ôm nghén gây ra ở giai đoạn đầu. Thời gian này nếu có công việc thì bạn hãy tranh thủ thư giãn và bổ sung thực đơn giàu chất dinh dưỡng để mẹ và bé đều khỏe.
Thèm ăn
Sau tuần 13 thì các triệu chứng ốm nghén đã giảm dần và cơ thể mẹ lúc này sẽ luôn muốn ăn thường xuyên, nhất là các loại thức ăn chua và ngọt. Tuy nhiên, mẹ nên chia ra nhiều bữa ăn trong ngày, tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu
Sau giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ nên ăn nhiều hơn để bổ sung chất dinh dưỡng cho con
Ợ nóng khó tiêu
Khi mang thai 13 tuần, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị ợ nóng do có dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản khiến bạn sẽ thấy nóng rát ở nơi cổ họng. Mẹ có thể giảm bớt tình trạng này bằng cách hạn chế dùng các loại thực phẩm như: sô cô la, bạc hà, thức ăn cay, cà phê hoặc rượu bia,…
Táo bón
Khi mang thai, hệ tiêu hóa đường ruột của mẹ sẽ hoạt động kém hơn lúc trước do tác động của các hormone sản sinh khi mang thai. Để giảm thiểu tình trạng táo bón thì thì bạn hãy dùng nhiều thực phẩm có chức chất xơ như: rau củ, khoai lang, trái cây, đậu,..để hạn chế tình trạng táo bón.
Chảy máu cam
Sự gia tăng của tĩnh mạch sẽ dễ làm phụ nữ mang thai mắc các chứng bệnh về mũi như: nghẹt mũi, sổ mũi, chảy máu cam,…đây là hiện tượng bình thường xảy ra khi xuất hiện tình trạng thai nghèn và chúng sẽ tự hết nên bạn không cần quá lo lắng.
Chóng mặt, ngất xỉu
Khi đạt 13 tuần thai mẹ sẽ dễ bị chóng mặt do máu lưu thông không tốt hoặc cơ thể bị thiếu máu. Khi gặp tình trạng như vậy bạn không nên đi lại nhiều và hãy nằm xuống thư giãn từ từ, tránh vận động mạnh. Ngoài ra, bạn nên bổ sung nhiều chất sắt trong thành phần dinh dưỡng của mình để giảm bớt tình trạng này.
Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn nếu bị chóng mặt và ngất xỉu
Ngực to và đau nhức hơn
Sự thay đổi rõ nhất khi mẹ mang thai được 13 tuần là vòng 1 sẽ bắt đầu to lên trông thấy. Mẹ sẽ có cảm giác đau tức ở vùng ngực nhiều hơn lúc trước. Trong giai đoạn này bạn nên sắm cho mình áo ngực mới và không nên mang những loại áo quần bó quá chắt sẽ gây tức ngực, khó thở.
Tăng cân
Khi tới giai đoạn này cân nặng của mẹ sẽ tăng lên trông thấy và những bộ đồ có trước khi mang bầu giờ đây sẽ không mang vừa nữa. Vì vậy, bạn nên tranh thủ mua đầm bầu trước thậm chí là cả giày dép mới.
Bụng lộ ra
Thai khi đạt 13 tuần sẽ phát triển mạnh nên bụng mẹ sẽ lộ rõ ra ngoài. Một vài tuần kế tiếp thì rốn của mẹ sẽ nhô ra và lộ rõ ra ngoài và mẹ phải cẩn thận hơn trong việc di chuyển, đi đứng.
Bụng mẹ sẽ lộ ra thấy rõ khi mang thai được 13 tuần tuổi
Đau lưng
Triệu chứng đau lưng rất dễ xảy ra cho mẹ trong giai đoạn này do thai nhi bắt đầu lớn và tác động lực lớn hơn đến vùng xương chậu và xương sống của mẹ. Để hạn chế tình trạng đau lưng bạn cần tập yoga hoặc vận động 1 chút.
Dịch âm đạo tiết ra nhiều
Tuần 13, mẹ sẽ thấy âm đạo của mình tiết ra nhiều dịch màu trắng có mùi hôi khó chịu và có khả năng sẽ tăng nhiễm trùng đường tiết niệu cao. Lúc này, mẹ hãy vệ sinh vùng kín cho thật sạch sẽ và dùng băng thâm ướt hàng ngày để hạn chế mắc các bệnh vệ phụ khoa. Đặc biệt là hãy uống nước nhiều hơn trong giai đoạn này bạn nhé.
Cảm xúc tâm sinh lý thay đổi
Ở tuần thai này, tâm lý của mẹ sẽ trở nên hồi hợp và nóng lòng muốn biết giới tính sức khỏe thai nhi là gì. Mẹ hay trở nên cáu gắt với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Thời điểm này, sự quan tâm và chia sẻ của chống sẽ giúp mẹ bầu vượt qua dễ dàng hơn.
Những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung khi thai nhi đạt 13 tuần tuổi
Khi mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì con mới phát triển tốt và đều đặn. Thực phẩm mẹ dùng đòng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, bạn nên để ý sử dụng một số loại thực phẩm sau:
Các loại thực phẩm có nhiều axit folic
Đây là nhóm thực phẩm vô cùng quan trọng trong giai đoạn mang thai vì chúng sẽ giúp thai nhi ngăn ngựa dị tât bẫm sinh, tránh sảy thai, các bệnh tiền sản giật hoặc thai nhi kém phát triển. Mẹ có thể sử dụng các thực phẩm sau để bổ sung hàm lượng axit folic cao trong cơ thể:
- Bắp cải
- Súp lơ
- Bí đao
- Mùi tây
- Các loại đậu
- Ngũ cốc
- Hoa quả và các loại nước ép trái cây
Thực phẩm giàu canxi
Canxi rất hữu ích trong việc phát triển xương của mẹ và thai nhi, chúng có thể giúp bé phát triển tốt chiều dài cơ thể. Vì thế, mẹ nên dùng một số loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như:
- Các loại sữa dành cho phụ nữ mang thai như: sữa bầu, sữa hộp, sữa chua, phô mai
- Cá hồi
- Tôm
- Trứng gà
- Quả Kiwi
- Viên uống canxi (chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ)
Thực phẩm nhiều vitamin
Trong giai đoạn em bé đạt 13 tuần tuổi mẹ nên dùng các thực phẩm có giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tình trang táo bón và khó tiêu ở bà bầu.
- Ngũ cốc
- Bưởi
- Cam, quýt
- Thanh long
- Đậu hũ
- Nho
- Kiwi
- Cà rốt
Lưu ý: nước dừa cũng là 1 loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhưng trong giai đoạn đầu khi của mang bầu bạn không nên uống nước dừa vội vì sẽ có khả năng sảy thai. Nếu muốn bạn có thể sử dụng nước dừa vào tuần thứ 16.
Thực phẩm giàu chất sắt
Để làm giảm các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu, tuột huyết áp trong giai đoạn mạng bầu thì mẹ hãy bổ sung thêm những thực phẩm có chứa chất sắt vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Chắt sắt có thể giúp thai nhi phát triển theo đúng lộ trình tiêu chuẩn đã đề ra.
- Mẹ nên dùng các thực phẩm có chứa chắt sắt như:
- Viên uống sắt (uống theo liều lượng chỉ định của bác sĩ)
- Thịt bò, thịt heo, thịt nạc động vật
- Bí đỏ
- Lòng đỏ trứng gà
- Cát loại hạt, loại đậu
- Chuối
- Yến mạch
- Mía
- Nho
Thực phẩm có nhiều canxi
Dùng thực phẩm có nhiều canxi sẽ giúp mẹ giảm các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể như đau lưng, đau cơ khớp và giúp thai nhi phát triển về xương và răng tốt hơn. Khi thai đạt được 13 tuần mẹ hãy dùng một số loại thực phẩm có chứa canxi như:
- Các loại sữa có chứa canxi (sữa tươi, sữa công thức, sữa chua)
- Có mòi
- Các loại trái cây sấy khô
- Bột yến mạch
- Chuối
- Quả sung
- Súp lơ
- Đậu phụ
- Cua biển
- Các viên canxi sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Bạn có nên đi khám thai khi thai đạt 13 tuần không?
Khi thai nhi đạt 13 tuần tuổi thị mẹ nên khám theo lịch hẹn của bác sĩ để xem con mình phát triển như thế nào và kịp thời nắm bắt những sự thay đổi bất thường trong thai kỳ.
Trong giai đoạn này bạn có thể đi khám thai để biết thai nhi là trai hay gái nhưng kết quả có thể chưa đạt độ chính xác cao lắm. Nếu bạn đợi đến tuần 19 – 20 mới đi kiểm tra thai nhi sẽ cho kết quả giới tính chính xác nhất.
Thai 13 tuần, mẹ có thể tới bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán xem có bị dị tật bẩm sinh nào hay không để được xử lý kịp thời. Một số phương pháp sàng lọc thích hợp với phụ nữ mang thai 13 tuần là: Siêu âm, triple test, sinh thiết nhau thai, double test, chọc ối, NIPT.
Thai nhi 13 tuần tuổi đã đạt được 1 sự ổn định nhất định và nếu gặp một trong các trường hợp sau đây thì bạn nên đến bác sĩ khám ngay:
- Ra máu ở âm đạo
- Đau bụng dưới dữ dội
- Bị tuột huyết áp và ngất xỉu
- Sốt cao và co giật
- Không tăng cân hoặc bị sụt cân so với tuần trước
Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu 13 tuần tuổi
Ở tuần 13 tuy thai đã phát triển ổn định hơn nhưng bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế việc vận động mạnh hoặc làm việc quá giờ
- Nên hạn chế quan hệ tình dục ít lại và tìm tư thế nào thuận lợi không gây ảnh hưởng đến thai nhi
- Tham gia các hoạt động như đi bộ ngoài trời, bơi hoặc học các lớp yoga để giảm triệu chứng đau lưng.
- Rèn luyện chế độ dinh dưỡng lành mạnh để hỗ trợ tốt cho mẹ và thai nhi.
- Không nên ăn bữa chính quá no và nên chia nhỏ ra khoảng 6 bữa ăn/ngày.
- Mua quần áo rộng rãi để mang, không nên mua các quần áo bó sát sẽ dễ gây tức ngực.
Thai nhi 13 tuần tuổi đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định và khỏe mạnh nên bạn hãy có chế độ ăn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho con yêu. Đồng thời học cách vận động rèn luyện để giảm các triệu chứng đau nhức gay ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm thì hãy đến bác sĩ để xin lời khuyên hữu ích nhất.