Mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng? Trứng nào tốt nhất cho bà bầu?

Đăng ngày 04/01/2024

 

Mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng? Trong giai đoạn mang thai, trứng là loại thức ăn không thể thiếu trong thực đơn giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Trong đó, trứng ngỗng là loại trứng hay dùng trong giai đoạn mẹ bầu. Bạn có biết vì sao trứng ngỗng có giá trị dinh dưỡng thấp hơn trứng gà nhưng lại được khuyên dùng hay không? Hãy cùng happyfamily trả lời cho câu hỏi này nhé.

Các chất dinh dưỡng có trong trứng ngỗng, so sánh trứng ngỗng và trứng gà

Một quả trứng ngỗng bình thường có khối lượng khoảng 300g, trứng ngỗng có khối lượng gấp 4 lần trứng vịt nhưng về giá trị dinh dưỡng thì lại thấp hơn nhiều.

Thật sự là như vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì lượng protein trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà 13.5% nhưng các dưỡng chất còn lại thì không thể nào bằng trứng gà được.

Hơn nữa, trứng gà hay được sử dụng hơn vì trứng gà thường được đẻ nơi khô ráo, ít có khi khuẩn bám hoặc có ký sinh trùng hơn. Trong trứng ngỗng có các thành phần không cần thiết với cơ thể cao hơn trứng gà có thể ảnh hưởng tới quá trình mang thai.

Cụ thể là, lượng Cholesterol và lipid có trong trứng ngỗng cao hơn nhiều trứng gà, nếu dùng nhiều quá thì mẹ sẽ bị thừa cân hơn so với việc sử dụng trứng gà. Một số trường hợp ăn quá nhiều sẽ tăng cao huyết áp và rối loạn lipid, có thể ảnh hưởng nếu mẹ đang bị bệnh tiểu đường. Trong khi đó, lượng vitamin A cần thiết thì lại chỉ bằng 50% trứng gà.

Mẹ bầu có nền ăn trứng ngỗng hay không?

Trong thực tế, giá trứng ngỗng bán ngoài chợ thường cao hơn rất nhiều lần trứng gà nhưng vì sao lại có nhiều bà bầu dùng loại trứng này đến như vậy?

Có thể giải thích tình trạng này bằng 2 lý do, đó là tương truyền của người trong dân gian từ trước tới nay rằng sau khi ăn trứng ngỗng có thể giúp mẹ xua đuổi tà ma, thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển tốt và khỏe khoắn, xinh đẹp. Theo đó, nếu mang thai bé trai thì nên ăn 7 quả, nếu mang bé gái thì ăn 9 quả.

Thứ hai, do các nhà buôn lan truyền trứng ngỗng tốt hơn nên lượng trứng ngông tiêu thụ mỗi ngày nhiều, giúp đẩy giá trứng ngỗng lên cao.

Mẹ bầu nên dùng trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?

Theo so sánh trên thì trứng ngỗng có thể không tốt như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, nếu mẹ thực sự muốn dùng loại trứng này thì có thể dùng để thỏa mãn nhu cầu thèm ăn trứng ngỗng.

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì và nên ăn vào tháng thứ mấy của thai kỳ? Theo các chuyên gia, việc dùng trứng ngỗng cho bà bầu sẽ không tác động đến thai nhi nhưng mẹ nên sử dụng từ tháng thứ 4 của thai kỳ, không nên dùng trong 3 tháng đầu vì thời gian này thai mới hình thành và chưa đủ lớn.

Khi ăn trứng ngỗng dễ gây khó tiêu và cơ thể phải hấp thụ nhiều holesterollipid hoàn toàn không thích hợp cho việc ăn thường xuyên.

Trứng ngỗng lại có mùi tanh nên chỉ thích hợp với một số người quen với mùi này, còn lại sẽ khó chịu trong giai đoạn thai nghén. Một số mẹ còn xảy ra trường hợp ói mửa, đau đầu thậm chí biếng ăn sau khi sử dụng trứng ngỗng.

Nếu đây là món ăn ưa thích của bạn thì chỉ nên dùng 1 tuần một quả để không gây dư thừa protein, cholesterol cùng lipid trong cơ thể nhé.

Các nguồn dinh dưỡng khác tốt hơn trứng ngỗng

Nếu đã đọc qua những nội dung trên đây rồi thì bạn sẽ trả lời được câu hỏi như “Nên ăn trứng ngỗng vào lúc nào?” hoặc “Tác dụng của trứng ngỗng dành cho bà bầu?”,…Thời gian ăn trứng ngỗng cũng nên cách xa ra, không nên dùng thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe. Thế thị tại sao chúng ta không kiếm những nguồn thực phẩm có lợi hơn nó nhỉ ?

Các loại thực phẩm có lợi hơn trứng ngỗng

Sử dụng thịt heo, thịt bò hoặc thịt gà là nguồn bổ dùng chất đạm, chắt sắt cần thiết cho cơ thể của mẹ khi mang thai.

Sử dụng rau xanh hoặc các loại hoa quả sẽ cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể, giúp mẹ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hữu ích khác.

Hải sản hoặc các loại đậu hạt sẽ mang đến nguồn canxi hoàn toàn tự nhiện, tránh tình trạng loãng xương cho mẹ trong khi mang thai.

Lời kết

Qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “Mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không?”. Happy Family chúc bạn tìm được nguồn thực phẩm dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *