Thai máy là 1 hiện tượng bất kỳ chị em nào cũng gặp trong quá trình mang thai, vì thế theo dõi theo máy là việc bạn nên quan tâm để nắm rõ tình hình phát triển của con trong bụng mẹ. Tuy nhiên, bạn đã biết mang bầu bao nhiêu tuần thì thai máy và thai máy ở vị trí nào chưa? Câu trả lời sẽ được Happy Family cung câp cho bạn trong bài viết này.
Thai máy là gì?
Thai máy là 1 khái niệm dùng để chỉ cử động của thai nhi khi mẹ đang mang bầu. Những hành động bé thường làm trong giai đoạn thai kỳ là: huýt tay, lộn vòng, đá chân hay những cú đạp của em bé.
Thời điểm thai máy tùy vào mỗi chị em sẽ có sự khác nhau và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự vận động của thai máy. Càng vào cuối giai đoạn mang thai và sắp sinh thì thai nhi sẽ ngày một hoạt động nhiều và mạnh hơn.
Thai máy mẹ bầu
Thai máy là hoạt động của bé trong bụng mẹ giai đoạn mang thai
Hiện tượng thai máy diễn ra thường xuyên và đều đặn sẽ cho biết rằng thai nhi đang phát triển khỏe mạnh và bình thường, mẹ không nên quá lo lắng.
Thai máy còn là cách thai nhi phản ứng lại với những yếu tố tác động từ bên ngoài như âm thanh, ánh sáng hoặc tiếng ồn, nếu trong khi mẹ ăn mà có tiếng nhai lớn thì cũng có thể làm cho bé cử động nhiều hơn.
Bao nhiều tuần thì thai máy? Thai được bao nhiêu tuần thì đạp?
Theo dõi thai máy từ tuần bao nhiêu? Khi mang bầu được 8 tuần tuổi bạn có thể thao dõi để cảm nhận thai máy lần đầu ở bé. Tuy nhiên, sẽ có một số ít người là cảm nhận được vì những cử động của thai nhi trong giai đoạn này là rất nhỏ.
Khi em bé được 4 tháng tuổi, tức là thai nhi được 15 – 16 tuần tuổi bạn sẽ cảm nhận được thai máy dễ dàng hơn.
Khi mẹ bầu mang thai được 30 – 38 tuần, tần suất thai máy sẽ đạt đỉnh và mẹ sẽ cảm nhận được cử động khoảng 130 lần mỗi ngày. Số lần diễn ra thai máy và cường độ thai máy hầu hết sẽ diễn ra theo quy luật nhất định.
Giai đoạn từ 30 – 38 tuần là lúc thai máy hoạt động mạnh
Theo quy luật thai máy thì bé sẽ cử động ít vào lúc sáng sớm và hoạt động nhiều hơn vào lúc chiều tối. Chính nhờ sự hoạt động của con theo chu kỳ này mà mẹ có thể theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi.
Khi thai máy xuất hiện với số lần thấp hơn bình thường thì điều này có thể do con bạn đang thiếu lượng oxy. Trường hợp này có thể xảy ra khi nhau thai bị lão hóa và nếu không phát hiện được kịp thời, thai nhi có thể bị chết lưu.
Do đó, mẹ cần phải theo dõi hoạt động của thai nhi và đếm số lần thai máy theo từng giai đoạn, nhất là từ tháng thứ 7 mang thai trở đi.
Nhận biết thai máy như thế nào?
Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, bé sẽ có 4 tráng thai bao gồm: tĩnh lặng, cử động thường xuyên, cử động mắt liên tục và cử động thai đơn độc.
Trong 4 trường hợp này thì tĩnh lặng với cử động thường xuyên là hay xảy ra nhất. Khi em bé cử động thường xuyên thì bạn có thể cảm nhận là đang thai máy rõ nhất.
Thai nhi đạp nhiều vào lúc ban đêm
Thai nhi khi nằm trong bụng mẹ sẽ có lúc ngủ, có lúc tỉnh táo nhưng bé sẽ đạp nhiều vào ban đêm hơn. Em bé trong bụng sẽ có xu hướng cử động nhiều nhất trong khoảng 21h tối – 1h sáng hôm sau hoặc cử động nhiều ngay khi mẹ vừa ăn xong.
Sự thay đổi lượng đường trong máu của mẹ sẽ làm tăng tần suất hoạt động của em bé trong bụng mẹ. Tư thế ngủ của mẹ bầu cũng ảnh hưởng đến số tần suất thai máy của bé.
Thai máy thương hoạt động nhiều vào buổi tối
Thai máy ở vị trí nào?
Khi mẹ bầu nằm nghiêng qua 1 bên là lúc bé có được tư thế yêu thích và sẽ thai máy nhiều hơn. Khi nằm nghiêng, thai nhi sẽ được cung cấp máu nhiều hơn bình thường sẽ có nhiều oxy để tăng hoạt động thai máy.
Các vị trí đạp hoặc đá chân của em bé có thể xuất hiện bất cứ đâu trong bụng mẹ và còn có thể lộn nữa. Nhưng những vị trí của thai máy hoạt động nhiều nhất là bụng dưới và bụng bên trái.
Thai máy thường xuất hiện nhiều khi mẹ vừa mới ăn xong
Thai máy phần bụng dưới
Nếu thai nhi đạp nhiều ở phần bụng dưới, bạn không nên quá lo lắng vì chúng sẽ xuất hiện trong một số trường hợp sau:
- Mẹ ăn no: đa phần thai máy sẽ xuất hiện thai dạ dày của mẹ được nạp nhiều thức ăn. Nguyên nhân là sau khi mẹ ăn bé đã được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ cho hoạt động thai máy.
- Môi trường bên ngoài ồn ào: khi mẹ di chuyển ở ngoài đường hoặc nói chuyên nơi đông người thì những âm thanh quá lớn sẽ làm cho bé khó chịu và muốn ra ngoài để hòa nhập cũng những âm thanh vui tươi đó.
- Tư thế nằm của mẹ bầu: khi mẹ nằm nghiêng sang bên trái thì bé sẽ hoạt động nhiều hơn do được bổ sung chất dinh lượng, tăng lượng máu và lượng oxy
Thai máy ở bên trái
Trong những tháng cuối của thai kỳ kích thước của bé sẽ lớn hơn và không gian trong bụng của mẹ không còn đủ rộng rãi để bé có thể thoải mái hoạt động, bé sẽ ổn định vị tri của mình bằng cách quay đầu ra cổ tử cung của mẹ.
Khi quay đầu hướng vê phía tử cung, mông của bé sẽ nằm ở đáy tử cung còn phần lưng sẽ quay qua bên phải hoặc bên trái tử cung. Nếu phần lưng quay qua bên phải thì chân tay của bé sẽ quay qua bên trái.
Như vậy, hoạt động thai máy của bé sẽ diễn ra chủ yếu ở vùng bụng trái và tạo nên những cơn gò tử cung. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường nên mẹ cũng không nên lo lắng quá nhé.
Để an toàn hơn thì bạn hãy nên đi khám bác sĩ định kỳ thường xuyên để biết tình trạng của thai nhi và các nguy cơ có thể xảy đến với bé như: dây rốn ngắn, dây rốn quấn quanh cổ bé, túi ối méo,…
Cách theo dõi thai máy hiệu quả cho mẹ
Nhịp sinh học của thai nhi sẽ quyết định tần suất thai máy là bao nhiêu và thai máy ở tuần thứ bao nhiêu. Theo các chuyên gia bác sĩ thì sẽ không có tiêu chuẩn nào để chẩn đoán tình trạng thai máy bình thường hay bất thường.
Tuy nhiên, có 1 quy luật nhất định là khi thai nhi càng lớn sẽ cử động càng nhiều. Vào 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên theo dõi hoạt động thai máy của bé để kiểm tra sức khỏe của con và có hành động điều chỉnh cho phù hợp.
Theo dõi cử động thai
Khi thức thì bé sẽ hoạt động tối thiểu khoảng 3 – 4 lần, nếu thấp hơn mức này, thai nhi có thể đang ngủ hoặc gặp tình trạng bất thường nào đó. Vậy nếu thai cử động nhiều khoảng 20 lần 1 giờ thì sao?
Theo dõi thai máy có thể phát hiện được tình trạng sức khỏe của bé
Rất có thể bé đang bị stress do cảm xúc của mẹ tác động sang, lúc này mẹ nên bình tĩnh và nghỉ ngơi để có thể nhanh chóng lấy lại tâm lý tốt. Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện thì mẹ hãy đến bác sĩ ngay để được thăm khám.
Cách theo dõi thai máy: vào những giờ cố định trong 4 buổi sáng, trưa, chiều, tối bạn hãy tranh thủ đếm số lần thai cử động. Nếu bận thì vài ngày bạn có thể kiểm tra 1 lần:
Thời gian kiểm tra thai máy mỗi lần khoảng 30 phút như sau:
- Nếu em bé khỏe mạnh sẽ có tần suất thai máy khoảng 4 lần cử động/30 phút. Mỗi ngày bé thường hoạt động như vậy khoảng 3 lần.
- Nếu thai máy hoạt động ít hơn 4 lần thì bạn hãy tiếp tục theo dõi trong 2 – 4h tiếp theo để biết chi tiết hơn. Lúc sau nếu bé vẫn cử động 4 lần/giờ tức là tình trạng vẫn ổn.
- Trong 4 giờ xuất hiện hơn 10 lần thai máy, nếu tần suất như vậy mà hoạt động 1 ngày 3 cử thì cũng ổn.
- Nếu trong 4 giờ mà số lần thai máy xuất hiện dưới 10 lần hoặc quá ít thì bạn hãy mang đi khám ngay để bác sĩ theo dõi và chẩn đoán.
Vấn đề bao nhiêu tuần thì thai máy và vị trí thai máy ở đâu là những điều mẹ bầu nào cũng nên nắm rõ để biết được sự phát triển của thai nhi. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường nào thì bạn hãy đem đến bác sĩ để được kiểm tra ngay nhé.