Bà bầu có nên ăn chôm chôm? Lợi ích, lưu ý khi ăn chôm chôm

Đăng ngày 05/01/2024

Khi đề cập đến danh sách những loại trái cây tốt nhất dùng cho bà bầu, người ta thường sẽ đề cập đến các loại trái cây phổ biến có ngoài siêu thị hiện nay như: xoài, chuối, táo, đu đủ,…nhưng vẫn có 1 loại trái cây khác rất bổ ích được ít người nhắc đền là trái chôm chôm.

Bà bầu có nên ăn chôm chôm? Ăn lượng bao nhiêu là vừa đủ. Trong bài viết sau, Happy Family sẽ cùng bạn khám phá những lợi ích khi ăn chôm và một số lưu ý đi kèm khi dùng loại trái cây này bạn nhé.

Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Một số lời truyền miệng trong dân gian nói rằng phụ nữ khi mang bầu thì không được ăn chôm chôm. Loại trái cây này khi mẹ bầu dùng sẽ có khả năng sảy thai hoặc khi ăn chôm chôm sẽ nóng gây ảnh hưởng tới thai nhi trong giai đoạn mang thai.

Hơn nữa, còn 1 quan niệm khác rằng bà bầu mang thai ăn chôm chôm sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ sau này, thậm chí còn chặn đường ra âm đạo của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào nói bà bầu ăn chôm chôm là xảy ra các hiện tượng trên.

Mẹ bầu ăn chôm chôm là việc hết sức bình thường

Ăn chôm chôm có tốt cho bà bầu không?. Theo các bác sĩ thì phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng chôm chôm với số lượng vừa phải. Nếu dùng đúng mức, chôm chôm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu mà không gây thêm tác dụng phụ nào đáng lo ngại.

8 lợi ích khi mẹ bầu ăn chôm chôm

Chống buồn nôn và chóng mặt

Trong giai đoạn mang bầu mỗi bị em sẽ gặp những triệu chứng thai kỳ khác nhau và hiện tượng buồn nôn hoặc chóng hoặc hầu như phụ nữ nào cũng gặp khi mang thai. Nếu cảm thấy khó chịu vì hiện tượng này thì bạn hãy dùng thêm chôm chom, vị ngọt nhẹ trong loại trái cây này sẽ giúp mẹ giảm cơn buồn nôn đang diễn ra.

Bổ sung thêm chất sắt

Ăn chôm chôm khi mang thai sẽ giúp cơ thể mẹ bổ sung thêm lượng chất sắt dồi dào và kiểm soát nồng độ hemoglobin có trong cơ thể. Đồng thời, loại trái cây này còn có thể dùng để giảm tình trạng mệt mỏi xuất hiện trên người của mẹ bầu.

Ăn chôm chôm có thể giúp phụ nữ mang bầu khỏe mạnh hơn

Tăng cường hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch của chị em trong giai đoạn mang thai sẽ có dấu hiệu giảm xuống khiến bạn trở thành mục tiêu của các loại vi khuẩn và bệnh nhiễm trùng. Trong thành phần của chôm chôm có đồng, đây là loại khoáng chất giúp tạo ra nhiều tế bào bạch cầu trong cơ thể phụ nữ mang thai, giúp chống lại các tác bệnh thông thường như cảm cúm, đau đầu và những cơn ho.

Tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ

Bà đẻ ăn chôm chôm ở mức vừa phải sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn. Từ đó mẹ sẽ hạn chế được tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy trong giai đoạn mang thai. Trong chôm chôm có chất phốt pho sẽ giúp mẹ nhanh chóng làm lành các mô bị hỏng trên cơ thể.

Cung cấp thêm vitamin E

Chôm chôm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng lý tưởng cho cơ thể của mẹ và Vitamin E là 1 ví dụ. Mẹ bầu khi ăn chôm chôm sẽ hạn chế được tình trạng rạn nứt da sau khi sinh, giảm bớt mụn trứng cá và ngăn lão hóa da.

Chôm chôm còn giúp cải thiện làn da của phụ nữ mang thai

Kiểm soát tốt huyết áp và cholesterol trong cơ thể

Ăn chôm chôm trong giai đoạn mang thai sẽ giúp mẹ đẹp da và tăng lưu thông máu trong cơ thể. Khi ăn chôm chôm còn giúp bạn giảm được hiện tượng phù nề tay chân trong giai đoạn mang thai.

Thanh lọc cơ thể

Hầu hết các loại bệnh hiện nay xuất hiện trên cơ thể con người đều do các chất độc còn tồn tại trong cơ thể. Khi ăn chôm chôm, mẹ bầu đã gián tiếp loại bỏ những độc tố trong cơ thể.

Làm đẹp tóc

Thói quen ăn chôm chôm điều độ trong giai đoạn mang thai sẽ đem lại hiệu quả trong quá trình điều trị gàu và các vấn đề liên quan tới da đầu khi mang thai. Quả chôm chôm cũng có thể cũng cố thêm sức khỏe của mẹ và làm khỏe cho chân tóc, loại bỏ những tiết tố gây hại trong giai đoạn mang thai khiến tóc mẹ rụng dần.

Làm đẹp tóc cũng là lý do mẹ bầu nên ăn chôm chôm trong giai đoạn mang thai

Những tác dụng phụ khi bà bầu ăn chôm chôm

Ở trên chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các lợi ích khi ăn chôm chôm trong khi mang bầu, nhưng điều đó chỉ đúng khi bạn dùng với số lượng cho phép. Nếu ăn chôm chôm quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:

Tăng chỉ số đường huyết: nếu bạn mua ngoài chợ chôm chôm chín thì trong thành phần của nó sẽ có lượng đường khá cao, dễ dàng làm cho mẹ bầu gia tăng lượng đường huyết trong cơ thể nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài. Do vậy, mỗi lần ăn bạn chỉ nên sử dụng 5 – 6 quả và 1 tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 buổi mà thôi.

Tăng cholesterol: theo bác sĩ thì lượng đường có trong quả chôm chôm nếu sử dụng quá nhiều thì chúng có khả năng chuyển hóa thành rượu và làm chỉ số cholesterol tăng nhất và với những quả chín.

Cách chọn chôm chôm cho phụ nữ mang thai

Một số mẹo chọn chôm chôm ngon cho mẹ bầu thưởng thức là:

  • Trong năm, mùa chôm chôm thường xuất hiện trong giai đoạn từ tháng 6 – 11, do đó, nếu mang bầu thì bạn nên dùng chôm chôm trong khoảng thời gian này. Nguyên nhân là lượng chôm chôm trái mùa sẽ có lượng thuốc bảo vệ thực vật khá cao.
  • Chọn những quả to, mọng vì trong những quả chôm chôm nỳ có nhiều nước, cùi dày.
  • Chọn những quả có màu đỏ tươi và nên chọn lông chôm chôm lúc còn tươi luôn, nếu héo quá thì đừng nên mua.
  • Tránh mua những quả có màu đỏ đô hoặc màu xỉn vì chúng đã già và không tươi ngon.
  • Khi mua chôm chôm về, nên bảo quản trong tủ lành và sử dụng trong vòng 5 – 7 ngày.

Hãy chọn những loại chôm chôm còn tươi ngon ở ngoài chợ nhé

Qua bài viết, happyfamily đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề bà bầu có nên ăn chôm chôm không? Hy vọng những kiến thức chúng tôi mang lại cho bạn sẽ là nguồn thông tin hữu ích trong việc tìm loại thực phẩm tốt dùng trong giai đoạn mang bầu nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *