Khi được 36 tuần tuổi là lúc bé đã đủ ngày tháng để bắt đầu chào đời. Với một số những người mới mang thai lần đầu thì giai đoạn này cực kỳ tâm lý và bạn phải chuẩn bị những thứ tốt nhất để chuẩn bị cho đứa con chào đời. Trong bài viết này Happy Family sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin như thai nhi 36 tuẩn tuổi nặng bao nhiêu và những điều bạn cần phải làm trong giai đoạn này.
Thai nhi 36 tuần tuổi nặng bao nhiêu? Bé phát triển thế nào?
Ở tuần thứ 36 thai nhi đã qua tuần tháng 9 của thai nhi và lúc này cân nặng của thai nhi 36 tuần sẽ là 2622g và chiều dài của bé sẽ khoảng 47,4cm tính từ đầu tới chân. Lúc này, kích thước của bé đã lớn và có thể gây ra một số cảm giác khó chịu cho mẹ như: đau ở bụng dưới, các cơn co thắt tử cung xảy ra thường xuyên và việc di chuyển cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường ở tuần thai thứ 36 và bạn không cần lo lắng về những vấn đề này. Thay vào đó, bạn hãy chuẩn bị tâm lý thoải mái và những điều cần thiết ở tuần thai này.
Lên hệ hoạch tốt cho ngày sinh
Khi ở tuần thứ 36 mẹ hãy chuẩn bị tốt cho ngày sinh, bạn cần đi làm các thủ tục cần thiết để có thể đến bệnh viện bất cứ lúc nào. Có thể hỏi thêm những người quen để được tư vấn ở chỗ bác sĩ tốt nhất. Vì thời điểm em bé ra đời không thể đoán trước được nên bạn phải chuẩn bị chính xác và có kế hoạch cụ thể.
Việc lựa chọn bác sĩ chăm sóc sớm cho sản phụ cũng là điều nên làm. Bạn nên sắp xếp những lịch hẹn cụ thể với bác sĩ thường xuyên để đưa ra những lời khuyên hữu ích cho mẹ cũng như giảm được những căng thẳng trước giờ sinh con.
Những vitamin mẹ nên bổ sung khi được 36 tuần thai
Vitamin C
Hãy chắc chắn từ tuần này trở đi bạn ẽ bổ sung ít nhất 85mg vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để giúp hệ xương, cơ bắp phát triển tốt. Một số thực phẩm có nhiều vitamin C bạn có thể dùng như: cam, quyết, dâu tây, bông cải xanh, cà chua. Trong thành phần của 1 quả cam có thể chứa đến 90mg vitamin C nên bạn có thể uống 1 cốc nước cam mỗi ngày. Nếu mẹ đang dùng viên vitamin trước khi sinh thì trong cơ thể sẽ cung cấp đầy đủ lượng Vitamin C cần thiết. Bạn có thể đi đến bác sĩ khám để biết cơ thể của mình có bị thiếu vitamin C hay không.
Vitamin B6
Tác dụng của vitamin B6 là giúp bé bổ sung được lượng protein tối đa giúp phát triển hệ xương và cơ bắp tốt nhất. Vitamin B2 nằm nhiều trong các loại chúng ta thường ăn trước khi sinh như chuối, bơ, mầm lúa mì, đậu nành, bột yến mạch, khoai tây, dưa hấu, cà chua.
Protein
Trong 3 tháng cuối thai kỳ thì vai trò của vitamin là rất quan trọng vi đây là thời điểm não của bé phát triển nhanh và mẹ nên tập trung vào nguồn dinh dưỡng có nhiều protein và axit béo omega như ALA, DHA sẽ cần thiết cho sự phát triển não bộ của em bé sau sinh.
Dưới đây là một số thực phẩm mẹ nền dùng để tăng cường thêm protein và axit béo omega 3:
- Thịt nạc
- Cá: đặc biệt nên dùng cá béo hoặc cá hồi, cá mòi
- Trứng
- Các loại hạt đầu và quả như quả óc chó
Vận động thể dục nhẹ nhàng
Việc tập các bài thế dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ thoải mái hơn trong những tuần thai cuối của thai kỳ, đi bộ và thực hiện một số động tác nhẹ sẽ giúp mẹ làm giảm áp lực trên lưng. Việc nằm ngửa cũng sẽ giúp mẹ giảm đau lưng và áp dụng đè lên bụng dưới vì bụng dưới lúc này đã đạt kích thước lớn.
Theo dõi những chuyển động từ em bé
Mẹ nên lưu ý theo dõi những hoạt động của bé mỗi ngày, tần suất đạp của bé ít nhất 10 cú đá mỗi ngày hoặc theo dõi những chuyển động của con trong mỗi 2 giờ 1 lần. Để kiểm tra những cú đạp của bé thì hãy để ý sau bữa ăn là tốt nhất vì sau lúc này bé được bổ sung chất dinh dưỡng và sẽ hoạt động mạnh. Nếu bạn không thấy bé không hoạt động có thể là bé đang trong giai đoạn nghĩ ngơi nhưng nếu không thấy gì trong vài ngày thì bạn có thể đến bác sĩ kiểm tra nhé.
Một hiện tượng rất bình thường xảy ra trong giai đoạn này là mẹ bầu thường rất lo lắng khi tuần thứ 36, chúng thường xuất hiện ở những mẹ bầu đang mang bầu lần đầu. Lúc này, bạn hãy thật thư giãn thì có thể chuẩn bị được cho sự ra đời của bé yêu tốt nhất.
Không nằm ngửa khi ngủ
Tư thế nằm ngủ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 sẽ rất quan trọng vì nếu mẹ nằm ngừa thì trọng lượng của em bé sẽ gây tác động lực lên các cơ quan khác trong người và là nguyên nhân gây ra thai chết lưu, các yếu tố sau có thể đóng góp 1 phần.
Khi mẹ nằm ngửa, thai nhi và tử cung sẽ tạo sức ép lên các mạch máu chính trong cơ thể của mẹ điều này có thể hạn chế lượng máu và oxy vận chuyển đến cơ thể thai nhi.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng khi phụ nữ nằm nghiêng thì em bé sẽ ít hoạt động mạnh hơn và có những thay đổi về nhịp tim. Điều này lý giải rằng là do bé nhân được mức oxy thấp hơn.
Massage tầng sinh môn
Tầng sinh môn nằm ở khu vực giữa âm đạo và hậu môn, xoa bóp khu vực này vào những tuần trước khi sinh có thể giúp mẹ giảm được khả năng rách tầng sinh môn và việc hồi phục của mẹ sau sinh diễn ra tốt hơn. Theo lời khuyên của các chuyên gia vê sinh sản thì việc massage tầng sinh môn liên tục từ 4 – 6 tuần trước khi sinh con sẽ mang lại cho mẹ nhiều hiệu quả tích cực.
Chuẩn bị túi đồ sinh
Một trong những việc bạn nên chuẩn bị trước khi sinh em bé là chuẩn bị túi đồ sinh. Rất nhiều phụ nữ sau khi sinh đã đưa ra lời khuyên như vậy. Để chuẩn bị những vật dụng cho bé đầy đủ nhất bạn hãy xin những lời tư vấn từ những người đa có kinh nghiệm và đánh giá những gì cần thiết cho con mình. Mẹ nên chuẩn bị những đồ vật bao gồm:
- Thông tin về các gói bảo hiểm y tế
- Bàn chải đánh răng
- Các sản phẩm khử mùi cho bé
- Đồ ngủ cho bé sơ sinh và 1 đôi dép
- Những thứ giúp mẹ thư giãn khi chuyển dạ
- Các bộ đồ dự phòng để mang em bé từ bệnh viện về nhà
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Tháng cuối cùng của thai kỳ có thể là giai đoạn khó khăn nhất của bạn và có thể làm mẹ bầu mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần. Do đó, bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng điều độ để có sức khỏe tốt nhất chuẩn bị đón bé ra đời.
Qua bài viết này chúng tôi đã trả lời cho bạn câu hỏi thai 36 tuần tuổi nặng bao nhiêu và những việc bạn cần làm để chuẩn bị chờ con chào đời. Hy vọng những thông tin do happyfamily.vn