Trẻ sơ sinh bị nóng đầu là biểu hiện của triệu chứng gì? Phải xử lý thế nào khi trẻ bị nóng đầu nhưng không có biểu hiện sốt, có triệu chứng sốt cao hoặc chân tay bị lạnh? Hãy tham khảo một số chia sẻ sau của happyfamily.vn nhé.
Trẻ bị nóng đầu như thế nào?
Hiện tưởng này hay xuất hiện khi trẻ đang ngủ và thức dậy vào những thời điểm khác nhau trong ngày và có hiện tượng quấy khóc, khi đưa tay lên đầu kiểm tra thì phụ huynh phát hiện đầu trẻ hơi ấm nóng. Nhưng bé chỉ bị nóng ở phần đầu còn các phần còn lại không có hiện tượng gì, tay chân vẫn nhiệt độ vẫn bình thường.
Trẻ bị nóng đầu có thể là triệu chứng hoàn toàn bình thường
Ví thế khi bé bị ấm đầu có thể là do hiện tượng chủ quan của phụ huynh chứ thực sự bé không bị gì, có thể nóng do bàn tay của mẹ cảm nhận chủ quan khi đưa tay lên trán con.
Cảm giác bé bị nóng đầu sẽ xuất hiện khi nhiệt độ trong cơ thể bé vẫn bình thường khi nhiệt độ tới chỉ tăng lên 38 độ. Khi thân nhiệt bé tăng trên 38 một chút thì sẽ có cảm giác trán của bé sẽ nóng rực lên.
Trẻ sơ sinh bị nóng đầu sẽ báo hiệu rằng cơ thể của trẻ đang không được khỏe, có thể do sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc virut tồn tại làm cho thân nhiệt của bé tăng lên.
Nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh bị nóng đầu
Hiện tượng trẻ bị nóng đầu chân tay mát sẽ dễ cảm nhận với những phụ huynh tinh ý nhưng với những người không có kinh nghiệm sẽ gây nhiều hoang mang lo lắng. Các mẹ cùng tham khảo một số nguyên nhân sau nhé.
Người trẻ bị nóng đầu nhưng không bị sốt
Đôi khi bạn hay gặp hiện tượng bé bị nóng đầu nhưng tay chân thì lạnh thì có thể do:
- Do trẻ sơ sinh bị nóng đầu: trẻ nhỏ đặc biệt là lứa tuổi sơ sinh thường có thân nhiệt nóng hơn người lớn chúng ta. Vì vậy, đôi khi sờ vào trán trẻ bạn sẽ thấy nóng nhưng thực tế đây là nhiệt độ hoàn toàn bình thường không có triệu chứng của bệnh lý nào.
- Trẻ bị nóng đầu do đang trong giai đoạn mọc răng: khi đó bạn sẽ thấy đầu bé chỉ hơi ấm nhưng chân tay trẻ vấn mát.
- Do hàng ngày bé nô đùa, nghịch ngợm nhiều khiến thân nhiệt tăng lên.
- Có thể nhiệt độ ngoài trời đang nóng nên sờ trán cũng nóng theo.
- Bé chưa có hiện tượng sốt, đầu mới chỉ ấm ấm: có thể lúc này trẻ đã bị nhiệm một số loại vi khuẩn hoặc virut và đang khởi phát cơ chế miễn dịch. Thông thường nếu gặp trường hợp này trẻ bị sẽ bị gặp thêm các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, ho và có triệu chứng cho thấy bé đang bắt đầu sốt.
Trẻ đang mọc răng cũng có thể gây ra hiện tượng nóng ở đầu
Trẻ bị sốt nóng ở đâu thì sao?
Trẻ bị sốt & nóng đầu khi thân nhiệt của bé đang cao hơn 38 độ. Hiện tượng này có thể xảy ra khi trẻ gặp vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc các loại nấm. Khi xảy ra sốt nhiệt độ ở vùng đầu, vùng trán sẽ tăng cao vì não là nơi rất nhạy cảm với nhiệt độ.
Ngoài sốt ra thì các bệnh lý khác như: viêm phế quản ở trẻ em, bị viêm amidan, bị viêm họng, viên phổi,…cũng có thể gây nên hiện tượng này. Thông thường, khi viêm nhiễm đường hô hấp trẻ sẽ có các hiện tượng như: đau họng, sổ mũi, ho, nóng đầu,…
Trẻ bị sốt ở đầu nóng nhưng tay chân lại lạnh
Thông thường khi bắt đầu cơn sốt cơ thể của trẻ sẽ lạnh và sau đó nhiệt độ sẽ tăng dần dần lên. Sau đó trẻ sẽ bắt đầu thấy nóng, cuối cùng là người vã mồ hôi và toàn thân mát dần và triệu chứng sốt bắt đầu xuất hiện.
Trẻ bị ấm ở đầu nhưng tay chân lạnh có thể do sắp có triệu chứng sốt
Vì thế đôi lúc mẹ sẽ thấy con mình đang bị nóng đầu nhưng tay chân vẫn mát. Khi trẻ gặp trường hợp đầu nóng nhưng tay chân vẫn mát thì hãy đem đến ngay bệnh viện để kịp thời xử lý.
Khi trẻ bắt đầu mọc răng thì cũng có thể xảy ra hiện tượng đầu bị nóng nhưng chân tay vẫn mát, trẻ không hề sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ thôi.
Khi trẻ sơ sinh bị nóng đầu, phụ huynh phải làm gì?
Khi phát hiện trẻ đang bị nóng đầu, bạn đừng lo lắng mà hãy thực hiện một số bước sau đây:
Kiểm tra thân nhiệt của bé bằng nhiệt kế xem có gì bất thường không: cảm giác bàn tay mẹ khi đặt vào người bé không thể chính xác hoàn toàn nên cách tốt nhất là sử dụng nhiệt kế để xem lại là cảm giác của mình có thật sự đúng hay không.
Đo nhiệt kế cho trẻ em
Nếu đầu trẻ âm ấm nhưng thân nhiệt của trẻ hoàn toàn bình thường thì không nên đem đến bác sĩ vội mà hãy theo dõi, kiểm tra tiếp để xem rằng bé có các triệu chứng như sốt, hắt hơi, ho nhiều hay không,…đây cũng có thể là một số nguyên nhân làm trẻ phát sốt ngay sau đó. Lúc này, mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol đúng hàm lượng theo độ tuổi của trẻ để tránh hiện tượng sốt bùng phát vào ban đêm. Nếu trẻ đơn thuần bị nóng đầu do môi trường bên ngoài quá nóng thì nên lau bớt mồ hôi cho trẻ và để trẻ nghỉ ngơi ở phòng thoáng mát.
Nếu trẻ đang bị sốt và thân nhiệt khoảng 38.5 độ thì phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và hãy theo dõi thêm tình trạng hiện tại của trẻ. Hãy hạ nhiệt cơ thể của trẻ bằng cách chườm ấm và loại bỏ những bộ quần áo kín mít, gây đổ mổ hôi và tăng nhiệt độ cơ thể.
Khi trẻ bị sốt, tay chân lạnh toát và có hiện tượng đồ mồ hôi, phụ huynh hãy đưa ngay bé tới bệnh viện.
Khi trẻ bị nóng đầu thì hãy tắm cho trẻ bằng loại nước ấm và hãy tắm thật nhanh. Vì nếu tắm lâu sức đề kháng của trẻ còn yếu có thể gây nhiễm lạnh.
Nóng đầu là hiện tượng hay gặp ở trẻ nhỏ, chúng có thể là dấu hiệu chỉ rằng cơ thể bé đang thay đổi bất thường. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tìm được lời giải đáp cho riêng mình khi trẻ sơ sinh bị nóng đầu và tìm cách xử lý phù hợp.