Bước qua tháng thứ 7 sau khi sinh, cân nặng của bé 7 tháng tuổi vẫn đều đặn. Lúc này bé bắt đầu ăn dặm nhiều hơn và phát triển khá nhanh. Theo dõi cân nặng của trẻ 7 tháng tuổi sẽ giúp mẹ nuôi con tốt hơn và có những biện pháp thay đổi kịp thời để giúp trẻ giữ đà tăng trưởng.
Trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Hãy theo dõi bài viết sau của HappyFamioly để tìm hiểu thêm nhé.
Trẻ 7 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu cân là chuẩn?
Theo bảng cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam thì cân nặng của trẻ 7 tháng tuổi nằm trong khoảng 7,4-9,2kg (nam) và 6,8-8,6kg (nữ). Đi đôi với cân nặng sẽ là chiều cao chuẩn của bé 7 tháng tuổi sẽ nằm trong khoảng 67-71cm (nam) và 65-69cm (nữ).
Cân nặng của trẻ 7 tháng tuổi sẽ trong khoảng 6,8 – 9,2 kg
Nếu bé nhà bạn có chỉ số chiều cao, cân nặng thấp hơn mức trên thì có thể bé đang bị suy dinh dưỡng. Nhưng nếu trên mức đó thì bạn hãy giảm lại một chút vì như vậy có nguy cơ béo phì.
Trước đây, trong 6 tháng đầu trẻ sẽ có mức tăng trưởng khoảng 0.6 – 1kg/tháng còn từ tháng 7 trở đi, bé chỉ tăng khoảng 0.4 – 0.7kg/tháng.
Đôi khi bạn đo cân nặng trẻ có thể sụt giảm 1 tý nhưng đây hiện tượng hoàn toàn bình thường, chỉ là giảm không đáng kế là được. Nếu trẻ giảm cân nặng nhiều bạn hãy liên hệ đến bác sĩ để xin lời khuyên hữu ích nhất.
Cho bé 7 tháng tuổi ăn gì để phát triển chiều cao, thể chất?
Đây là thời điểm bé đã ăn dặm từ 2 – 3 tháng và lượng thức ăn bắt đầu ăn dần. Ngoài những thực phẩm quen thuộc sử dụng hàng ngày thì một số thực phẩm sau sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bé 7 tháng tuổi. trứng, thịt bò, bí đỏ, cam quýt, đậu xanh, tôm, cá, mận ngọt, váng sữa hoặc sữa chua,…
Để bé 7 tháng tuổi phát triển tốt nhất hãy bổ sung cho bé nhiều loại thực phẩm khác nhau
Ngoài thức ăn thì việc vẫn cho bé bú thường xuyên vẫn sẽ giúp bé tăng và phát triển chiều cao. Chị em nhớ đừng cho bé giảm bú trong giai đoạn này vì sữa có thể là nguồn dinh dưỡng chính.
Mẹ có thể tăng lương thức ăn và chia nhỏ ra nhiều bữa ăn hơn, dùng thêm những thức phẩm như: giò heo hầm đu đủ, bơ, táo,…
Vấn đề mọc răng ở bé 7 tháng tuổi
Bên cạnh vấn đề cân nặng và chiều cao thì trẻ 7 tháng tuổi có mọc răng không cùng là sự quan tâm của nhiều bố mẹ. Thông thường, khi bé được 7 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu mọc răng.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp trẻ bị mọc răng muộn, một số trẻ có thể đến tháng thứ 8 hoặc thứ 10 mới bắt đầu mọc răng. Trường hợp muộn nhất được ghi nhận là trẻ đạt 15 – 17 tháng tuổi mới mọc răng. Vì thế bố mẹ không cần quá lo lắng nếu con mình mọc răng chậm nhé.
Tùy theo mỗi bé, độ tuổi mọc răng sẽ khác nhau
Nhưng nếu sau 17 tháng mà răng của trẻ chưa mọc thì bạn có thể đưa trẻ đến bác sĩ khám. Khi trẻ mọc răng sẽ đi kèm hiện tượng sốt nhẹ, đi phân lỏng hoặc hay quấy khóc. Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, massage răng nướu để trẻ phát triển tốt nhất.
Một số lời khuyên của bác sĩ khi chăm sóc bé 7 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng tuổi đã có thể tự tay cầm muỗng và có thể uống nước 1 mình. Điều này cho bạn thấy rằng tính độc lập của trẻ đang ngày càng phát triển.
- Cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau để bé sẽ phát triển hơn trong giai đoạn sau này:
- Cho trẻ ăn một số loại bánh mềm như: bánh bông lan, bơ, bánh quy,…để trẻ học cách tự ăn sau này. Ngoài ra, mẹ có thể để bé ăn trên bàn để tập tính tự lập cho bé.
- Khi trẻ còn nhỏ trẻ sẽ cứ thích bám lấy ba mẹ, điều này là hoàn toàn bình thường.
- Cho trẻ chơi với nhiều đồ vật và cho bé xem những chương trình hoạt hình để bé luyện trí nhớ.
- Tránh những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ như đồ nhọn hoặc những vật có thể nuốt vào vọng. Bé khi đạt 7 tháng tuổi sẽ bắt đầu bò nhiều hơn.
- Vì mức độ vận động của trẻ 7 tháng tuổi nhiều hơn nên lượng calo sẽ tiêu thụ nhiều hơn. Vì thế phụ huynh phải cho con mình ăn nhiều hơn để tránh bị sụt cân.