Sau khi thụ tinh thì sẽ mất khoảng 10 – 12 giờ trứng thụ tinh sẽ vượt qua eo vòi và vào tử cung. Vậy sau bước thụ thai mất bao lâu thai nhi mới vào tử cung? Hãy xem nội dung được HappyFamily chia sẻ dưới đây để nắm những thông tin chính xác bạn nhé.
Sau khi thụ thai thì trứng mất bao lâu để vào buồng tử cung?
Sau giai đoạn thụ tinh thì trứng mất khoảng 48 giờ nằm trong đoạn bóng vòi của tử cung. Trong thời gian này, trứng sau khi được thụ tinh sẽ trải qua giai đoạn phân bào và mất từ 2 – 8 giờ để chuyển thành tế bào (giai đoạn phôi thai đầu) và sẽ không tăng về thể tích.
Khi đó, nồng độ progesterone từ hoảng thể buồng tử cung tăng cao sẽ làm giãn cơ ngay vời tử cung. Sau đó, trứng được thụ tinh nhanh chóng di chuyển tới vòi tử cung khoảng 10 – 12 giờ. Sau giai đoạn này mất bao nhiêu ngày để thai vào tử cung? Khoảng sau 3 – 4 ngày từ khi bắt đầu thụ tinh thì trứng đã được thụ tinh sẽ đến niêm mạc buồng tử cung và bám vào đó cho tới khi phôi thai đạt đủ từ 8 – 16 tế bào. Phôi thai sẽ tiếp tục ở đây cho tới khi đủ tháng.
Sẽ mất 3 – 4 ngày trứng được thụ tinh mới đến buồng tử cung
Tuy nhiên, trong giai đoạn này nếu có đi siêu âm đi chăng nữa thì bạn cũng không thể phát hiện được rằng mình đang có thai. Phương pháp xét nghiệm Beta hCG có thể phát hiện mẹ đang mang thai bằng cách phát hiện trong máu hoặc nước tiểu của mẹ khi thụ tinh được 6 – 14 ngày.
Nếu phôi thai vào tử cung chậm thì sinh con trai hay con gái?
Khá nhiều cặp vợ chồng thắc mắc rằng nếu thai vào tử cung chậm thì họ sinh con trai hay sinh con gái? Theo các bác sĩ thì thời gian di chuyển đến buồng tử cung nhanh hay chậm thì không ảnh hưởng tới giới tính của thai nhi. Thời gian vận chuyển phôi thai đến tử cung sẽ được tác động bởi các yếu tố:
- Sự hoạt động cảu nhung mao trong lòng vòi tử cung mẹ
- Tình trạng hoạt động của lớp cơ vòi tử cung: phụ thuộc lớn vào nồng độ progesteron & estrogen.
- Sự lưu thông dịch ở trong vòi tử cung
Phôi thai vào tử cung nhanh hay chậm không ảnh hưởng gì đến giới tính của bé
Một số trường hợp thai nhi vào tử cung chậm có thể là do sự bất thường khi mẹ phảu thuật vòi tử cung (thường là do nhiễm trùng, do phẫu thuật hoặc do dị tật bẩm sinh,…). Những bất thường trong giai đoạn giải phẫu có thể đi kèm với nhung mao bị suy giảm chức năng, progesterone, estrogen ở mức không thích hợp hoặc bạn đang tính sau ngày thụ tinh.
Dấu hiệu nhận biết phôi thai đã vào tử cung?
Siêu âm là cách tốt nhất để nhận biết dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung, tuy nhiên tùy theo trường hợp mà tiêu chuẩn chản đoán túi thai sẽ không rõ ràng. Các thuật nghĩ bác sĩ đưa ra như ” túi trống”, “màng rụng đôi” hoặc “túi thai giả” cũng chưa thể khẳng định việc bạn đã có thai trong tử cung. Do vậy, việc chẩn đoán thai có nằm trong tử cung hay chưa và vấn đề có tính chủ quan, tùy thuộc vào đặc điểm lâm sàng của phụ nữ và phương pháp siêu âm.
Siêu âm là phương pháp tốt nhất giúp bạn nhận biết thai đã vào tử cung hay chưa
Trường hợp nếu siêu âm xong mẹ không có triệu chứng gì thì hãy đợi thêm 1 thời gian cho đến khi có phôi thai trong túi thai thì mới khẳng định được bạn đang mang thai thật.
- Hình ảnh cho thấy túi thai bình thường khi đi siêu âm:
- Túi thai có thể thấy rõ khi siêu âm và có hướng ngả về âm đạo sau khi thụ thai được 5 tuần
- Túi thai gồm hai phần: vùng trung tâm không hồi âm lại (khoang cơ thể nằm ngoài phôi) và vùng ngoại vị có hồi âm lại (vòng nguyên bào nuôi).
- Phôi thai được bao quanh bởi nội mạc tử cung.
- Phôi thai nằm lệch tâm so với trục tử cung.
- Túi noãn hoàng có hình tròn sẽ thấy được và hướng về ngả âm đạo khi thai đạt 5 – 6 tuần.
- Trước khi thai đạt 6 tuần, phôi thai có đường kính rất nhỏ chỉ khoảng dưới 4mm và tăng nhanh lên 4 – 7mm khi đạt 6 tuần tuổi. Khi đạt 10 tuần tuổi, phôi thai sẽ có đường kính khoảng 31 – 32mm.
- Nhận biết tim thai nhi khi tiến hành siêu âm thai và đo bằng đầu dò âm đạo khi phôi thai được 6 tuần tuổi.
Bạn nên kiểm tra thai nhi thường xuyên trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Giai đoạn 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng có tính nhạy cảm trong suốt thai kỳ, để bé sinh ra được khỏe mạnh cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Hiểu rõ những dấu hiệu mẹ mang thai sớm, tình trạng ngộ độc thai nghèn hoặc có khả năng ra máu trong thai kỳ hay không.
- Hãy khám thai đúng lúc theo định kỳ, tránh khám và sớm hoặc quá muộn.
- Nên khám thai thường xuyên trong 3 tháng đầu để phát hiện những dị tật bẩm sinh và những nguy hiểm có thể xảy đến cho thai nhi và khắc phục sớm.
- Cần phân biệt được trường hợp chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để bác sĩ xử lý can thiệp giữ thai kịp thời.
- Sàng lọc các bệnh lý có thể xảy ra cho mẹ và bé trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tránh những nguy hiểm có thể xảy đến trong giai đoạn sau và sinh con.
Qua bài viết bạn đã biết được sau khi thụ thao bao lâu thì thai vào tử cung. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn kiểm tra thai định kỳ đúng thời điểm và theo dõi tình trạng của con cho phù hợp nhé.