Sau mấy tuần thì có phôi phai đang là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ trong lần mang bầu đầu tiên. Thông thường, trong kỳ siêu âm sớm xác định đã có phôi thai hay chưa bạn thường nhận được kết quả là chưa có phôi thai, điều này khiến nhiều người hoang mang và lo lắng. Trong bài viết hôm nay, Happy Family sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy? Sau bao lâu thì có phôi thai? để bạn bớt lo lắng đi nhé.
Bao nhiêu tuần thì xuất hiện phôi thai?
Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ rất phức tạp khi trải qua nhiều giai đoạn phức tạp khác nhau. Đầu tiên, trứng sau khi được thụ tinh sẽ bắt đầu quá trình phát triển thành túi phôi và sau đó phát triển thành thai nhi. Phôi thai là 1 trong những giai đoạn quan trọng của tiến trình này. Nguyên nhân của việc hình thành phôi thai là chúng sẽ giúp hình thành những cơ quan trong cơ thể bé. Khi phôi thai bắt đầu hình thành và phát triển, mẹ có thể chủ động chăm sóc sức khỏe của mình và bé tốt hơn. Vì thế, biết phôi thai hình thành ở tuần thứ mấy rất quan trọng.
Biết mấy tuần thì có phôi thai rất quan trọng
Giai đoạn hình thành phôi thai
Sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh thành công thì sẽ bắt đầu quá trình tạo thành hợp tử. Theo nghiên cứu của khoa học thì hợp tử có chứa 46 nhiễm sắc thể. Đây là những đặc điểm cơ bản giúp bác sĩ xác định giới tính và đặc tình di truyền của em bé sau này.
Trứng sau khi trải qua quá trình thụ tinh sẽ được gọi là phôi dâu. Phôi dâu sau đó tiến về phía tử cung để bắt đầu quá trình phân chia tế bào phát triển thành phôi nang. Tiếp đến, phôi nang sẽ được gắn vào lớp niêm mạc trong tử cung. Quá trình này sẽ xuất hiện trong giai đoạn 9 – 10 ngày kể từ khi bắt đầu thụ thai.
Phôi nang sẽ được chia thành 2 nhóm tế bào khác nhau, 1 nhóm tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai sau này, trong khi nhóm ở ngoài sẽ phát triển thành nhau thai.
Thời điểm phôi thai xuất hiện
Từ 10 – 12 ngày sau khi thụ tinh thì túi phôi sẽ được hình thành, 1 nhóm tế bào của nhau thai sau khi phát triển sẽ tạo thành lớp màng đệm ở bên ngoài, bao bọc lấy túi ối. Trong khi đó, nhóm tế bào bên trong sẽ phát triển thành màng ối. Đến giai đoạn sau khi thụ tinh được t tuần thì phôi thai sẽ hình thành và phát triển hoàn chỉnh, bên trong màng ối sẽ có dung dịch chất lỏng trong suốt là nước ối. Đây là loại nước bao bọc phôi thai trong suốt quá trình mang thai trước khi bé ra đời.
Sau 5 tuần thì phôi thai bắt đầu xuất hiện
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi phôi thai có từ tuần thứ mấy thì chúng tôi xin trả lời bạn là 5 tuần thai. Thế nên nếu bạn có đi khám siêu âm bác sĩ trước hoặc trong giai đoạn này mà báo là chưa có phôi thai thì cũng không nên quá lo lắng vì lúc này có thể phôi thai chưa vào được tử cung. Nếu cần thì bạn hãy cố gằng chờ thêm 1 khoảng thời gian nữa để siêu âm cho chính xác nhé.
Quá trình phôi thai phát triển thành thai nhi như thế nào?
Ngoài thắc mắc rằng thai bao nhiêu tuần thì có phôi thai thì quá trình phát triển của phôi thai cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong giai đoạn tiếp theo, phôi thai sẽ tiếp tục phát triển trong túi ối nằm dưới niêm mạc tử cung, các cơ quan nội tạng và cấu trúc cơ thể của bé trong giai đoạn này cũng dần được hình thành.
Phôi thai sẽ tiếp tục phát triển kèo dài và dấn trở thành hình dạng giống con người. Đây là lúc não thai nhi và tủy sống bắt đầu được phát triển. Giai đoạn 10 tuần sau khi thụ tinh thì các bộ phận trên cơ thể của bé hầu hết đã được hình thành. Riêng não bộ và tủy sống sẽ phát triển liên tục cho tới cuối giai đoạn mang thai.
Các mẹ bầu cần chú ý rằng, nếu bé có những dị tật bẩm sinh khi ra đời thì hầu hết những dấu hiệu đều xuất hiện ở giai đoạn này. Đây là khoảng thời gian rất nhạy cảm, là thời điểm thai nhi dễ bị tổn thương. Vì thế, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ về tâm lý cũng như những biện pháp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn mang thai
Mẹ bầu cần làm gì khi bắt đầu có phôi thai
Nếu đã biết mình có phôi thai thì bạn nên chăm sóc mình thật tốt vì đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình mang thai. Bạn nên giữ tâm lý tinh thần mình cho ổn định, luôn vui vẻ. Ngoài ra, hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất là điều cần thiết. Đặc biệt, mẹ cần chú ý bổ sung thêm chất axit folic để tránh tình trạng dị tất ống thần kinh ở thai nhi.
Trong giai đoạn này, mẹ bầu không nên dùng những thực phẩm hoặc đồ uống gây ảnh hưởng tới quá trình mang thai như:
- Những loại thực phẩm có nguy cơ sảy thai cao như đủ đủ xanh, rau ngót, khổ qua, ngải cứu,…
- Các loại thực phẩm có chứa thủy nhân như: cá ngừ, cá thu, cá kiếm,…
- Không nên ăn những thức ăn quá cay như ớt, tiêu trong giai đoạn mang thai.
- Không dùng bia rượu hoặc những loại thức uống có cồn.
- Không dùng những đồ uống có chất cafein như trà hoặc cà phê.
Hy vọng những thông tin do Happy Family chia sẻ ở trên đã giải đáp được vấn đề sau mấy tuần thì có phôi thai. Chúc bạn luôn có những kiến thức hữu ích để chăm sóc con mình mạnh khỏe trong suốt thai kỳ nhé.