Trang chủ Mẹ & Bé Nuôi con Thực đơn cho trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi đầy đủ...

Thực đơn cho trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng

13164
0

Ngoài nguồn sữa mẹ thì trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi sẽ cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác giúp bé phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, khi cho lên thực đơn cho trẻ cần lưu ý những gì. Hãy tham khảo ngay thực đơn chi tiết được happyfamily.vn cung cấp sau đây nhé.

Đối với trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng và không thể thay thế. Mẹ chì nện bắt đầu cho bé ăn dặm khi thấy bé xuất hiện những dấu hiệu đặt biệt hoặc có những lời hướng dẫn từ các chuyên gia y tế.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ không đề cập đến việc cho bú sữa mẹ hoặc công thức sữa hàng ngày cho bé mà sẽ là thực đơn dành cho bé từ 1 – 12 tháng tuổi.  Tùy độ tuổi và mức độ phát triển của từng bé mà sẽ có lượng thức ăn khác nhau. Vì vậy, các mẹ hãy theo dõi con mình và cho lượng thức ăn phù hợp hoặc tham khảo thêm từ phía chuyên gia nhé.

Thực đơn cho trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn của trẻ sơ sinh và nguồn cung cấp dinh dưỡng chính trong giai đoạn này là sữa. Tuy nhiên, nếu sữa con con bú không đủ, mẹ có thể lên thực đơn dinh dưỡng thêm cho trẻ kết hợp thêm các loại sữa công thức.

thực đơn cho trẻ 1, 2, 3, 4, 5, 6 tháng tuổi
Trẻ từ 1 – 6 thường ít ăn dặm và bú mẹ là chủ yếu

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 1 – 6 tháng tuổi thường rất mau đói nên việc cho con bú thường diễn ra liên tục nhiều lần trong ngày. Tốt nhất, mẹ nên cho con mình bú ngay khi bé có nhu cầu. Thông thường, tần suất bé xin bú sẽ nằm trong khoảng:

  • Từ 1 – 3 tháng: bé bú mẹ mỗi ngày từ 1 – 3 tiếng hoặc tiêu thụ khoảng 550 đến 1200ml sữa công thức.
  • Từ 4 – 5 tháng: bé bú mẹ từ 2 – 4 tiếng mỗi ngày hoặc tiêu thụ 700 đến 1400ml sữa công thức.

Thực đơn cho bé 1, 2, 3, 4, 5, 6 tháng tuổi hầu hết đều nhờ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Chế độ dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi

Sau đây, chúng tôi xin bật mí cho bạn công thức thực đơn dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi như sau:

  • Sáng sớm khi bé vừa thức dậy: cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Bữa sáng: tiếp tục cho bú sữa mẹ hoặc cho uống sữa công thức, hãy bắt đầu cho bé ăn 1 – 2 muỗng bột ngũ cốc pha hoặc 2 -4 muỗng canh rau của các loại.
  • Bữa trưa: tiếp tục cho bé bú sữa trước và bổ sung thêm trong thực đơn cho trẻ 6, 7, 8 tháng tuổi bằng 1 – 2 muỗng bột ngũ cốc hoặc 2 – 4 muỗng canh rau của các loại.
  • Bữa tối: mẹ cho bé bú sữa hoặc cho uống sữa công thức và bổ sung thêm 1 – 2 muỗng nước ép trái cây hoặc 1 – 2 muỗng canh rau củ quả.
chế độ ăn cho trẻ 6, 7, 8 tháng tuổi
Khi bé từ 6 tháng tuổi trở đi, có thể bắt đầu cho bé ăn dặm

Chế độ dinh dưỡng cho bé 6 – 8 tháng tuổi vẫn sẽ tập trung vào việc bé bú mẹ khoảng 3 – 4 tiếng mỗi ngày hoặc sử dụng 700 đến 1100ml sữa công thức.

Nhiều bé trong giai đoạn vẫn chưa quen với việc ăn 3 bữa/ngày cho đến khi bé bắt đầu quen với điều đó, thường thì khoảng 9 – 10 tháng là quen. Vì vậy, mẹ hãy cho bé làm quen 1 cách chậm rãi và dùng 1 cái muỗng riêng để đo lường thức ăn cho bé. Những lần đầu trải nghiệm, bé sẽ chỉ có thể ăn khoảng 1/2 muỗng nên bạn không nên cố bắt cho bé ăn hết. Hãy để bé quen dần dần cái đã rồi bạn sẽ tăng lên theo.

[hoang_related_post id=”771,760″]

Thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9, 10, 11, 12 tháng tuổi như sau:

Sáng sớm vừa thức dậy: cho bé bú sữa hoặc cho uống sữa công thức

Bữa sáng: vẫn cho bé bú sữa hoặc dùng sữa công thức. Nhưng trong giai đoạn này, bạn có thể cho bé thử thêm các loại thức ăn dặm như sau:

  • Bột ngũ cốc dành cho trẻ em: sử dụng từ 1 – 2 muỗng canh
  • Nước trái cây rau củ quả ép: dùng từ 4 – 6 muỗng canh
  • Các loại chế phẩm có nguồn gốc từ sữa, ví dụ sữa chua chẳng hạn, khoảng 2 muỗng canh.

Bữa trưa: cho bé bú mẹ hoặc dùng sữa theo công thức trước, sau đó bạn có thể kết hợp thêm với:

  • Bột ngũ cốc dành cho trẻ em hoặc một số loại ngũ cốc tự nhiên như:  nui, cơm,….cho bé ăn từ 2 – 4 muỗng.
  • Thịt hay chế phẩm được làm từ thịt: dùng từ 2 – 4 muỗng
  • Nước trái cây và rau củ: 4 – 6 muỗng canh mỗi loại và bạn có thể hòa chung với loại ngũ cốc bé đang ăn. Ví dụ: dùng nước sốt lê trộn chung với cơm trộn đậu.
  • Các chế phẩm làm từ sữa: sữa chua hoặc phô mai

Lưu ý nhỏ: trong sữa trưa, lượng thịt sử dụng sẽ tùy theo nhu cầu và sở thích của từng bé.

Bữa tối: vẫn dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức trước, sau đó bé có thể cho ăn dặm thêm:

  • Các loại ngũ cốc bán sẵn hay nui cơm,…dùng từ 2 – 4 muỗng
  • Thịt hay chế phẩm của thịt: dùng khoảng 2 muỗng
  • Nước trái cây hoặc nước rau củ: dùng riêng hoặc trộn chung với ngũ cốc
  • Chế phẩm được làm từ sữa như sữa chua hay phô mai
thực đơn cho trẻ 9, 10, 11, 12 tháng tuổi
Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi đã có thể ăn nhiều hơn và phát triển nhanh hơn

[hoang_related_post id=”793″]

Thông thường trẻ khoảng 6 tháng tuổi trở đi phụ huynh đã có thể cho ăn dặm nhưng với số lượng thực phẩm khác nhau tùy từng bé.

Một số bé khỏe mạnh có thể ăn từ 120 – 180gr thức ăn/ngày trong khi một số bé khác chỉ có thể ăn lượng thức ăn khoảng 30 – 60gr/ngày.

Giai đoạn đầu cho ăn dặm mẹ có thể cho bé ăn theo công thức trên nhưng nhớ phải theo dõi bé thường xuyên để nắm bắt thói quen ăn uống của bé. Hầu hết các bé sau độ tuổi này sẽ có xu hướng ít bú mẹ hơn và ăn nhiều hơn.

Bé ăn bao nhiêu là đủ

Lượng thức ăn bạn cho bé ăn mỗi ngày cò thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

Những bé ăn dặm lúc 4 tháng tuổi có thể sẽ ăn nhiều hơn so với những bé 6 tháng tuổi.

Những bé cho ăn thức ăn cắt nhỏ có thể ăn lượng thức ăn này ít hơn so với khi ăn bột nhuyễn.

Bé ăn được nhiều hay ít tùy thuộc vào thể trạng và tính háu ăn của mỗi bé.  Cũng giống như nhiều người lớn, bé có thể ăn nhiều hơn những bạn đồng lứa vì bé trong trường hợp “thích ăn”.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn