Trang chủ Mẹ & Bé Câu chuyện mẹ bầu Hướng dẫn cách bắt mạch tay biết có thai, giới tính của...

Hướng dẫn cách bắt mạch tay biết có thai, giới tính của bé

5450
0

Có nhiều phương pháp để nhận biết được phụ nữ đang mang thai hay chưa, có nhiều phương pháp khoa học và cả nhiều phương pháp dân gian. Bạn đã biết được cách bắt mạch tay biết có thai trai hay gái chưa ? Hãy xem thông tin được Happy Family chia sẻ sau đây bạn nhé.

Bắt mạch cổ tay chẩn đoán có thai là một trong những phương pháp mà “các cụ nhà mình” đã dùng và áp dụng từ rất lâu, khi y học hiện đại ngày nay chưa phát triển. Cho đến ngày này, phương pháp chẩn đoán thai tưởng như không chắc chắn này vẫn còn được nhiều người áp dụng và tin tưởng.

Bắt mạch biết có thai có thật không ?

Theo y học dân gian xa xưa thì khi phụ nữ mang thai trong cơ thể sẽ có một số sự thay đổi. Trong đó dấu hiệu phổ biến dễ thấy nhất là nhịp tim tăng cao so với lúc trước. Khi mẹ bầu mang thai thì nhịp tim thường tăng do nhu cầu trao đổi chất trong cơ thể tăng, qua đó có thể hấp thụ và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho em bé trong bụng mẹ.

Bắt mạch biết có thai là 1 phương pháp chẩn đoán thai của các thầy lang ngày trước
Bắt mạch biết có thai là 1 phương pháp chẩn đoán thai của các thầy lang ngày trước

Từ cơ sở này mà bác lang y ngày trước đã phát minh ra cách kiểm tra có thai mạch đập ở cổ tay. Các thầy thuốc thường chẩn đoán bằng cách xem những nơi có động mạch chủ đi qua và xác định số nhịp đập/phút để nhận biết là chị em đã mang thai hay chưa.

Cách bắt mạch tay biết có thai được thực hiện thế nào?

Bạn không biết phải thực hiện cách bắt mạch biết có thai như thế nào? Để làm đúng phương pháp này thì bạn cần bắt mạch tay vào 2 ngày khác nhau và bắt vào đúng 1 thời điểm nhất định. Tốt nhất là nên bắt vào sáng sớm và sau đó đối chiếu kết quả giữa 2 ngày với nhau. Cách thực hiện như sau:

*Ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên là ngày cơ sở để chị em có thể xác định số lần đập mạch của mình.

Sau khi ngủ dậy thì chị em chuẩn bị sẵn 1 cái đồng hồ đếm hoặc bặt ứng dụng đếm giờ trên điện thoại. Sau đó bạn tiến hành đo bằng cách đặt ngón tay trỏ tay phải lên các lằn chỉ (mạch) bên phía tay trái. Bạn nên nhắn với lực vừa phải để mình có thể cảm nhận thấy mạch đang đập. Lúc đó, bạn sẽ kiểm tra xem số lần mạch đập trong khoảng 1 phút là bao nhiêu.

*Ngày thứ 2

Ngày thứ 2 bạn sẽ tiếp tục so sánh mạch đập của mình so với ngày thứ nhất. Phương pháp tiến hành như sau:

Bắt đầu, bạn chuẩn bị cho mình khoảng 4g thuốc xuyên khung, sau đó hâm khoảng 20- 30ml với nước sôi, sau đó để nguội dần và uống vào. Sau khi thuốc đã ngấm hết thì bạn tiến hành đo số lần đập của mạch cổ tay như lần trước, bạn đếm xem trong vòng 1 phút thì mạch của mình đập bao nhiêu lần.

*So sánh kết quả giữa 2 lần đo đạc

Để biết được bắt mạch như thế nào để biết có thai thì bạn hãy so sánh số lần mạch đập ở 2 lần đo. Nếu mạch đập đồng đều trong khoảng 70 lần/phút và số lần chênh lệch giữa 2 ngày không lớn thì có nghĩa bạn vẫn chưa có thai.

Ngược lại, nếu số lần mạch đập ở 2 ngày chênh nhau hơn 1 nhịp thì xin chúc mừng, bạn đã có thai rồi.

Nhờ vào số lần mạch đập mà thầy lang sẽ chẩn đoán được phụ nữ đã mang thai hay chưa
Nhờ vào số lần mạch đập mà thầy lang sẽ chẩn đoán được phụ nữ đã mang thai hay chưa

Cách bắt mạch biết giới tính của bé

Bắt mạch ngoài có công dụng hiệu quả là biết bạn mang thai hay không thì chúng có tác dụng kỳ diệu hơn là bạn có thể biết được giới tính của bé là trai hay gái. Lưu ý là cách này chỉ sử dụng khi bạn biết được chắc chắn là mình đã mang thai hay chưa nhé.

Cụ thể, để biết được là giới tính thai nhi sẽ mang là trai hay gái thì bạn cần bắt mạch cả ờ 2 tay trái và phải. Sau đó ghi chép lại số lần nhịp đập ở mỗi bên sau đó so sanh kết quả với nhau.

Dù ra bé trai hay bé gái thì các bậc cha mẹ cũng hãy vui
Dù ra bé trai hay bé gái thì các bậc cha mẹ cũng hãy vui

Nếu số lần mạch đập ở bên tay trái nhiều hơn tay phải thì mẹ đang mang thai con trai còn nếu ngược lại thì mẹ đang mang thai con gái. Đây là điều dựa theo nguyên lý âm dương của y học thời xưa, tay trái dương sẽ ra con trai còn tay phải âm sẽ ra con gái.

Có nên tin phương pháp này 100% hay không?

Theo lương y Nguyễn Minh Phúc, Hội Đông y thành phố Vũng Tàu thì việc chẩn đoán phụ nữ mang thai bằng cách bắt mạch hiện nay vẫn được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này không chính xác hoàn toàn 100% và có thể gây ra nhiều tình trạng “mừng hụt” hay “dở khóc dở cười” với nhiều người. Bởi vì đây là 1 phương pháp dân gian và nếu không được chẩn đoán chính xác tại bác sĩ thì có thể cho ra kết quả không như mong muốn.

Những dấu hiệu mang thai khác chị em cần biết

Bên cạnh việc bắt mạch để biết mang thai thì sẽ có một số dấu hiệu khác để bạn có thể chẩn đoán.

Đau và kích thước ngực tăng

Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ) thì mẹ bầu sẽ cảm nhận sự thay đổi khác biệt ở kích thước vòng 1 của mình. Ngực sẽ trở nên to hơn và bạn sẽ có cảm giác ngứa, tức ngực khi chạm vào. Cảm giác này chị em có thể cảm nhận rất rõ và nó khác với cảm giác đau khi kinh nguyệt sắp đến.

Đi tiểu nhiều hơn

Nhiều chị em sau thời kỳ rụng trứng khoảng 1 – 2 tuần thì có hiện tượng đi tiểu nhiều hơn hẳn bình thường. Nguyên nhân là do trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sự phát triển của tử cung bắt đầu lớn dần dẫn đến sức ép và kích thích lên bàng quang khiến chị em phải đi tiểu nhiều lần.

Trên đây là một số hướng dẫn về cách bắt mạch tay biết có thai hay không? Hy vọng mẹo trên sẽ là cách hiệu quả để chị em có thể chẩn đoán trước khi ra bác sĩ, chúc bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn