Khi nhắc đến việc ăn thịt vịt trong giai đoạn mang thai chắc hẳn bạn sẽ gặp rất nhiều ý kiến trái chiều nay trên mạng xã hội. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi giải đáp vấn đề có bầu ăn thịt vịt được không nhé.
Mang thai là giai đoạn mẹ bầu cần phải rất cẩn trọng từ vận động cho tới chế độ dinh dưỡng. Nếu bạn hỏi về các loại thực phẩm ăn trong giai đoạn mang thai sẽ có 1 danh sách món ăn được và không ăn được.

Trên thế giới thịt vịt là món ăn ngon và chúng đã được sử dụng trong lịch sử loại người hơn 4000 năm qua. Vì thế mẹ bầu khi ăn thịt vịt sẽ có giá trị dinh dưỡng rất cao, mang lại nhiều lợi ích trong giai đoạn mang thai cho thai nhi.
Phụ nữ có bầu ăn thịt vịt được không?
Bà bầu ăn thịt vịt được không, câu trả lời của Happy Family là CÓ. Mẹ bầu hoàn toàn có thể chế biến thịt vịt để ăn trong giai đoạn mang thai miễn là giai đoạn chế biến bạn làm cẩn thận. Nếu nấu thịt vịt không chín thì bạn có thể nhiễm một số loại vi khuẩn gây nguy hiểm khi mang thai. Ngoài ra, bạn hãy đến tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như bạn bị dị ứng với loại món ăn này.

Giá trị dinh dưỡng khi mẹ bầu ăn thit vịt
Bà bầu ăn vịt được không, Khi ăn thịt vịt thì cơ thể mẹ sẽ được hấp thụ hàm lượng chất béo cao, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cùng hương vị vô cùng đậm đà.
Lượng chất béo có trong thịt vịt là lượng chất béo cực kỳ lành mạnh và nếu như nấu thịt vịt chín thì lượng mỡ trong thịt có thể thay thế cho bơ hoặc mỡ động vật khác.

Trong thành phần của thịt vịt còn có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác như: selen, sắt và vitamin B3. Theo nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ thì trong 85g ứt vịt sẽ có thành phần dinh dưỡng bao gồm:
- Calo: 119
- Chất béo: 2g
- Natri: 89mg
- Carbohydrate: 0g
- Chất xơ: 0g
- Đường: 0g
- Chất đạm: 23,5g
Lượng carbohydrate, chất xơ và đường trong thịt vịt gần như hoàn toàn không có. Điều này đồng nghĩa rằng khi ăn thịt vịt sẽ không cung cấp chất xơ, đường và tinh bột cho cơ thể.
Chất béo
Trong thịt vịt có nhiều lượng chất béo nằm ở giữa lớp da và lớp thịt. Lượng chất béo có trong thịt vịt sẽ làm bạn ăn với lượng vừa đủ, nếu ăn nhiều sẽ rất ngán.
Lượng chất béo trong thịt vịt sẽ thay đổi tùy theo cách chế biến món ăn của bạn thế nào, có bỏ phần da hay không. Khi ăn ức vịt thì lượng chất béo có thể ít hơn ức gà khoảng 1g.
Chất đạm
Trong thành phần của thịt vịt cũng có lượng lớn protein và các loại axit amin thiết yếu cho cơ thể.

Các loại vitamin và khoáng chất tốt
Khi ăn thịt vịt cơ thể bạn sẽ được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng bao gồm: vitamin C, vitamin B3, vitamin B12. Vitamin B3 có vai trò rất quan trọng khi giúp chuyển đổi carbohydrate glucose, chuyển hóa protein và chất béo cho cơ thể. Đồng thời vitamin B12 sẽ hỗ trợ các chức năng của hệ thần kinh, giúp tổng hợp DNA và hình thành hồng cầu, giảm đi hiện tượng thiếu máu.
Các lợi ích khi mẹ bầu ăn thịt vịt
Có bầu ăn thịt vịt tốt không, đây là một số lợi ích khi mẹ bầu ăn thịt vịt:
Cung cấp lượng protein cần thiết
Trong thịt vịt có chứa lượng protein cần thiết cho quá trình mang thai và bao gồm thêm các loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Khi ăn 70g thịt vịt thì bạn sẽ hấp thụ lượng protein khoảng 18g và lượng protein hấp thu này sẽ đem lại sức khỏe tốt, giúp hệ miễn dịch của mẹ hoạt động trơn tru, đem lại làn da khỏe đẹp và hỗ trợ tốt cho sự phát triển của bé.
Tăng quá trình trao đổi chất
Ăn thịt vịt sẽ bổ sung lượng kẽm tuyệt vời cho cơ thể, khi ăn 100g thịt vịt bạn sẽ hấp thụ được khoảng 1,9mg kẽm và chúng sẽ thúc đẩy hoạt động của các loại enzyme. Điều này hỗ trợ tốt cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cương hệ miễn dịch cho mẹ bầu.

Hỗ trợ cao huyết áp
Bà đẻ có ăn được thịt vịt không, Trong thịt vịt sẽ có hàm lượng selen cơ thể cần để điều chỉnh chức năng của các enzyme trong cơ thể sẽ hỗ trợ tốt tình trạng bị cao huyết áp. Ngoài ra, lượng khoáng chất selen sẽ giúp hỗ trợ chức năng của tuyến giáp giúp mẹ hạn chế mắc phải những bệnh liên quan tới tuyến giáp trong thai kỳ.
Cải thiện hệ thần kinh
Trong thịt vịt sẽ có nhiều vitamin B5 và B2 giúp thúc đẩy hệ thần kinh hoạt động tốt trong thai kỳ, tránh tổn thương thần kinh khi mang thai và ngăn ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Do vậy, bà bầu nên ăn thịt vịt trong giai đoạn mang thai để bảo vệ hệ thần kinh của mình, luôn luôn giữ được tình trạng thể chất tốt.
Giúp gia tăng lượng tế bào hồng cầu
Tác dụng của thịt vịt với mẹ bầu tuyệt vời chính là bổ sung thêm lượng chất sắt sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nhiều hồng cầu ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu. Khi tế bào hồng cầu được sản sinh nhiều thì lượng máu tăng, thúc đẩy hoạt động của tim và các cơ quan khác trong cơ thể.

Bà bầu mang thai 3 tháng có được ăn thịt vịt?
Mang thai 3 tháng đầu có được ăn thịt vịt, Với những giá trị dinh dưỡng từ thịt vịt chúng tôi nêu ở trên thì bà bầu có thể dùng thịt vịt mà không cần lo lắng gì. Tuy nhiên, khi chế biến mẹ bầu cần nấu kỹ và nấu hâm lại thì cần hâm nóng tới nhiệt độ 70 độ C rồi hãy ăn.
Việc ăn thịt vịt còn sống sẽ có thể gặp những loại vi khuẩn có hại, gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Ăn thịt vịt thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu cung cấp được lượng chất dinh dưỡng cần thiết, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu nhờ chất sắt và các loại chất dinh dưỡng.
Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn thịt vịt
Để tránh việc ăn uống không đúng gây ra các biến chứng xấu thì khi mẹ bầu ăn thịt vịt cần để ý một số lưu ý sau:
- Nếu trước đây bạn có tiền sử bị bệnh gout hoặc có vấn đề về chuyển hóa chất dinh dưỡng thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn thịt vịt nhé.
- Luôn chế biến các loại thực phẩm phải chín trong giai đoạn mang thai, không chỉ thịt vịt mà các món ăn khác bạn cũng nên nấu chín trước khi ăn.
- Thịt vịt có nhiều protein và chất béo vì thế bạn hãy dùng với lượng hợp lý để tránh bị thừa chất dinh dưỡng khi mang bầu.
Lời kết
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc có bầu ăn thịt vịt được không? Bạn hãy lên thực đơn ăn uống lành mạnh, ăn chín uống sôi để đảm bảo tối ưu chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi nhé.