Khổ qua là loại trái có vị đắng đặc trưng được nhiều người mê mẩn và hay dùng trong bữa ăn với các món canh, xào, luộc,…Khi có bầu ăn khổ qua được không? Bà bầu vẫn dùng được nhưng với lượng vừa phải cho phép. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về việc ăn khổ qua trong giai đoạn mang thai bạn nhé.
Khổ qua là loại trái gì?
Khổ qua (mướp đắng) là loại trái có tính mát và thường được dùng để nấu ăn tại Việt Nam. Khổ qua có thể chế biến thành các món ăn với hương vị đắng đặc trưng hoặc có thể dùng làm nước để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Vậy bà bầu có nên ăn quả khổ qua không?

Phụ nữ mang thai ăn mướp đắng được không? Có tác hại gì không?
Có thai ăn khổ qua được không, trong giai đoạn mang bầu, nếu thèm khổ qua thì mẹ bỉm có thể dùng nhưng chỉ với số lượng hạn chế. Các nghiên cứu đến từ chuyên gia cho thầy rằng nếu dùng khổ qua trong giai đoạn mang thai quá nhiều có thể dẫn đến vấn đề co thắt tử cung, gây co bóp xảy ra hiện tượng sinh non.

Bên cạnh đó, việc ăn khổ qua nhiều còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, một bệnh đặc trưng hay xảy ra ở bà bầu với các hiện tượng như: sốt, đau đầu, hôn mê, đau bụng.
Bầu ăn khổ qua được không, bạn không nên ăn quá nhiều vì theo một số bài thuốc dân gian hoặc theo truyền thông công bố thì khổ qua có thể được sử dụng để nạo phá thai. Vì thế, trước khi ăn loại quả này bạn hãy đến bác sĩ và xin ý kiến tham khảo trước khi dùng.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong trái khổ qua
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc ăn khổ qua khi mang thai có sao không ?. Để chi tiết hơn cho mẹ bầu về những gì bạn sẽ nhận được khi ăn khổ qua nhé.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g khổ qua:
– 17 kcalo calorie
– 3,7g Carbohydrate
– 1g Protein
– 2,8g Chất xơ
– 0,17g Chất béo
– 72 mcg Axit folic
– 0,212g Axit pantothenic
– 0,4mg Niacin
– 0,04 mg Riboflavin
– 0,043 mg Pyridoxine
– 0,04 mg Thiamin
– 471 IU Vitamin A
– 84 mg Vitamin C
– 19 mg Canxi
– 0,43 mg Sắt
– 0,034 mg Đồng
– 0,80 mg Kẽm
– 0,089 mg Mangan
Bà bầu ăn khổ qua có tốt không? Tác dụng của ăn khổ qua khi mang thai
Tuy rằng nếu ăn nhiều khổ qua thì dễ xảy ra hiện tượng sinh non nhưng nếu bà bầu lỡ ăn khổ qua với số lượng ít thì cũng không nên lo lắng vì chúng sẽ mang lại tác dụng tuyệt vời như sau:
Hỗ trợ thai nhi phát triển hệ thần kinh tốt hơn
Trong trái khổ qua có chứa hàm lượng folate cao, cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh và tủy sống của em bé trong bụng mẹ. Đồng thời chất này cũng làm giảm đi đáng kể tỷ lệ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bỉm
Khi mang thai hệ tiêu hóa của mẹ có thể lâm vào tình trạng khó tiêu và dùng ít khổ qua sẽ gia tăng hàm lượng chất xơ giúp cải thiện tình trạng xấu về hệ tiêu hóa mẹ đang gặp phải.
Ngăn ngừa tình trạng tiểu đường trong thai kỳ
Trong giai đoạn mang bầu, chị em thường có xu hướng ăn nhiều hơn so với bình thường nên một số thường mắc phải tình trạng tiểu đường khi dùng quá nhiều đồ ngọt. Trong thành phần của khố qua có chứa chất charantin và polypeptide P sẽ giúp giảm lượng đường trong máu. Vì thế lỡ ăn mướp đắng khi mang thai một ít sẽ không vấn đề gì cả.

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trong thời gian mang bầu
Trong mướp đắng có nhiều vitamin C và chất chống oxi hóa sẽ giúp hệ miễn dịch của mẹ bìm hoạt động tốt hơn trong giai đoạn bầu bì.
Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bỉm
Trong trái khổ qua có chứa kẽm, sắt, kali, axit pantothenic, magie, niacin, mangan, pyridoxin,…đều là những dưỡng chất tốt cho cơ thể và góp phần lớn trong sự phát triển của thai nhi.
Ăn khổ qua giúp kiểm soát tốt cân nặng
Chất xơ có nhiều trong khổ qua có thể giúp mẹ bầu giảm đi được cơn đói, kiểm soát được cân nặng và triệu chứng thèm ăn. Đây là lợi ích cực tốt giành cho những mẹ bầu mang thai hay bị thừa cân nặng.
Mẹ bỉm nên ăn khổ qua với lượng bao nhiêu là đủ?
Khổ qua là loại trái có nhiều chất dinh dưỡng nhưng chúng sẽ chỉ phát huy tối đa tác dụng nếu bạn sử dụng chúng ở mức vừa phải. Khi mang thai 3 tháng đầu bạn không nên ăn khổ qua vì chúng có thể mang lại những tác dụng nguy hiểm. Nếu bạn chưa từng ăn khổ qua bao giờ thì cũng không nên đưa loại quả này vào thực đơn của mình.

Khi có ý muốn ăn khổ qua thì bạn hãy tới bác sĩ để tham khảo về lượng ăn cũng như cách chế biến cho phù hợp. Trong mỗi bừa ăn mẹ bầu chỉ nên dùng từ 1 – 2 miếng khổ qua và bạn có thể chế biến chúng thành các món như: khổ qua xào thịt, canh khổ qua nhồi thịt,…Mỗi tuần chỉ nên ăn 1 bữa, không nên ăn liên tục nhiều bữa trong tuần.
Những lưu ý cho bà bầu khi ăn khổ qua
Để viêc ăn khổ qua trở nên an toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi thì bạn cần có một số lưu ý sau:
- Bà bầu mang thai 3 tháng ăn khổ qua được không? Bạn nên tránh dùng khổ qua trong 3 tháng đầu mang thai nhé.
- Những mẹ bỉm bị hạ đường huyết thì không nên dùng khổ qua.
- 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là thời điểm cực kỳ nhạy cảm vì thế bạn nên tránh dùng khổ qua. Với câu hỏi có bầu 3 tháng cuối ăn khổ qua được không chúng tôi xin trả lời là không nên hoặc dùng cực kỳ hạn chế.
Lời kết
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc có bầu ăn khổ qua được không, mới có thai ăn khổ qua được không. Tốt nhất bạn nên đến bác sĩ và hỏi ý kiến trước khi ăn, chúc bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh.