Trang chủ Mẹ & Bé Mang thai Có bầu ăn được cà pháo không? 4 lưu ý khi mẹ...

Có bầu ăn được cà pháo không? 4 lưu ý khi mẹ bầu ăn cà pháo

1726
0

Cà pháo là 1 loại thực phẩm rất ngon được dùng trong bữa cơm gia đình, chúng có thể ăn sống cùng với mắm tôm. Tuy nhiên, theo quan niệm của nhiều người thì không nên ăn cà pháo trong giai đoạn mang thai, liệu quan niệm này có đúng? Trong bài viêt sau, bạn hãy cùng Happy Family tìm hiểu vấn đề có bầu ăn được cà pháo không nhé?

bà bầu có nên ăn cà xanh
Cà pháo có tính độc vậy ăn cà pháo được không?

Theo đánh giá của nhiều người thì cà pháo dùng trong bữa cơm hàng ngày mang lại cảm giác ngon miệng, nhuận tràng, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu viêm,…nhưng chúng còn chất độc nào tiềm ẩn gây hại tới bà bầu không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Cà pháo có độc không? Cà muối có độc không?

Cà pháo là 1 loại quả có tên trong khoa học là solanum torum, trong tiếng Anh thường gọi cà pháo là Thai brinjal. Cây cà pháo có thân nhỏ, thân có gai và có lá xẻ. Hoa cà pháo khi nở ra màu trắng, quả còn tươi thì có màu trắng còn quả chín thì chuyển sang màu vàng.

Mẹ bầu nên ăn cà pháo đã chín
Mẹ bầu nên ăn cà pháo đã chín

Trong thành phần của cà pháo cũng có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: protein, sắt, magie, kali, kẽm và các vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin A, B1, B2, C,…Khi ăn vào có vị ngọt, có tính hàn nên chúng sẽ có tác dụng tán huyết, chỉ thống, nhuận tràng, tiêu viêm, lợi tiểu, trị hòn cục trong bụng, trị thũng thấp độc, trị ho lao. Tuy nhiên vì sao vẫn có nhiều người kỵ món ăn này?

Trong cà pháo có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể khi đang mang thai

Bà bầu ăn cà pháo có sao không? Theo các chuyên gia về dinh dưỡng mẹ bầu cho biết rằng mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cà pháo tuy nhiên để tốt nhất thì bạn nên chọn cà chín không nên chọn cà xanh hoặc chưa chín. Một nghiên cứu cho thấy trong cà pháo có lượng chất solanin, đây là 1 chất độc có mức độ cao 5 – 10 lần so với lượng bình thường con người có thể hấp thu. Đặc biệt, lượng chất này rất cao với những loại cà pháo còn sống. Vì thế, tác hại của cà pháo khi bà bầu ăn quá nhiều là sẽ bị ngộ độc.

Tình trạng ăn quá nhiều cà pháo sống có thể dẫn đến các triệu chứng như: tiêu chảy, buồn nôn, bị ảo giác,…

Bà bầu có ăn được cà pháo không?

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, biết loại hoa quả nào nên ăn và loại hoa quả nào cần tránh cũng như dùng đúng số lượng phù hợp theo chỉ định. Bà bầu có nên ăn cà pháo? NÊN, nhưng nên ăn với số lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều sẽ đem lại tác dụng xấu cho cơ thể.

bà bầu có được ăn cà pháo không
Nên ăn cà với số lượng vừa phải trong giai đoạn mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ thèm ăn rất nhiều thứ đặc biệt là những món mình thích. Lúc này, bạn chỉ nên sử dụng vài quả trong mỗi bữa ăn và 1 tuần chỉ nên ăn 1 – 2 buổi, không nên dùng quá nhiều cà pháo.

Bà bầu ăn cà muối có sao không, có bị ảnh hưởng gì không? Mẹ bầu không nên ăn cà pháo khi quả vẫn còn xanh hoặc khi làm muối đã lâu ngày. Khi sử dụng cà trong bữa ăn bạn nên bỏ hết phần hột có trong cà.

Với những mẹ bầu mắc chứng dị ứng với cà pháo thì không nên dùng loại quả này trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bà bầu ăn cà muối có sao không và ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Với bà bầu bị nghén cà muối thì không nên sử dụng cà muối trong giai đoạn mang thai để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

bà bầu nghén cà muối
Nếu tình trạng sức khỏe của mẹ bầu không phù hợp thì không nên ăn cà pháo

Bà bầu mang thai có nên ăn cà muối không, Hiện nay nhu cầu chế biến cà pháo chủ yếu là cà muối pháo. Tuy nhiên, khi ăn loại cà này vào thì mẹ bầu thường sẽ mắc chứng khó tiêu và bạn nên tránh ăn loại cà đã được muối quá lâu.

Các lưu ý khi ăn cà pháo mẹ bầu cần nắm

  • Trong thành phần của cà pháo cả vỏ và ruột đều có chứa chất độc Sloanine, nếu ăn với số lượng hóa nhiều thì mẹ bầu có thể khó tiêu, rối loạn hệ tiêu hóa còn nặng hơn có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
  • Khi bị nhiễm độc nặng từ cà pháo, mẹ bầu có thể xuất hiện các triệu chứng như: nhức mỏi, khí huyết không lưu thông, buồn nôn, chóng mặt, giảm đồng tử.
  • Trong quả cà tươi thường chứa hàm lượng chất độc nhiều hơn cà chín vì thế mẹ bầu nên đem đi nấu chín hoặc muối chua thì lượng độc sẽ được giảm đi đáng kẻ, đảm bảo tính an toàn hơn khi ăn.
  • Theo kinh nghiệm của nhiều người khi ăn cà muối bạn nên bỏ bớt hạt để giảm bớt đi phần độc tính có bên trong trái cà.

Với những lưu ý như trên, mẹ bầu hãy thật cẩn thận và cân nhắc nếu muốn dùng cà pháo trong bữa ăn của mình. Chỉ ăn với số lượng ít khi thèm và đặc biệt không nên dùng cà xanh, cà tươi hoặc chưa được nấu chín để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và thai nhi.

Lời kết

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc có bầu ăn cà pháo được không và những lưu ý cực kỳ hữu ích nếu mẹ bầu muốn ăn cà pháo trong giai đoạn mang thai. Chúc bạn lựa chọn được những thực phẩm tố, bổ sung sức khỏe cho cả mẹ và con.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn