Quả dứa (quả thơm, quả khom) là loại quả ngon mọng nước được nhiều người ưa thích vì mang lại những lợi ích tốt cho cơ thể. Thế nhưng có bầu ăn dứa được không lại là một vấn đề khác với những mẹ bầu đang mang thai. Sau đây, Happy Family sẽ trả lời cho bạn câu hỏi này và những lưu ý khi mẹ bầu ăn dứa để không ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.
Trong thai kỳ, mẹ bầu phải kiếm nhiều thực phẩm có lợi cũng như kiêng nhiều loại thực phẩm để đảm bảo sự phát triển ổn định trong giai đoạn thai kỳ. Cũng giống như một số loại trái cây khác, dứa có rất nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phụ nữ có bầu ăn dứa được không?
Nếu như bạn đang thắc mắc là “bầu ăn thơm được không” là CÓ nhé. Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm khi đưa dứa vào thực đơn hàng tuần của mình. Để đảm bảo dứa sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho mẹ và bé bạn nên sử dụng dứa khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần, không nên ắn quá nhiều. Lượng bromelain hấp thu khi bạn ăn 1 bữa bình thường sẽ không ảnh hưởng gì nhưng nếu bạn ăn khoảng 5 – 7 lần mỗi tuần sẽ gây nên những ảnh hưởng đáng kể. Vì lúc này cơ thể sẽ được bổ sung lượng lớn bromelain sẽ gây ra hiện tượng sảy thai.

Ăn dứa khi mang thai có sao không, để an toàn khi ăn bạn nên bỏ phần lõi dứa vì đây là nơi tập trung lượng bromelain nhiều. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm nước ép dứa hoặc dứa đóng hộp vì các nhà sản xuất đã loại bỏ phần bromelain có trong thành phần của chúng.
Top 11 lợi ích thiết thực khi ăn dứa trong giai đoạn mang thai
Bạn sẽ bất ngờ với 11 tác dụng của dứa với bà bầu sau đây:
Hỗ trợ hệ miễn dịch
Trong dứa có nhiều vitamin C sẽ làm giảm quá trình oxy hóa, sự suy giảm của tế bào trong cơ thể và thúc đẩy hệ miễn dịch của mẹ hoạt động tốt hơn.
Sản xuất lượng collagen cần thiết
Trong một khẩu phần ăn dứa bình thường sẽ có chứa tới 79mg vitamin C giúp cơ thể sản sinh lượng collagen cần thiết. Collagen có vai trò rất lớn trong sự phát triển của thai nhi khi chúng giúp phát triển sụn, gân, xương. Thành phần Mangan có trong dữa cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển xương ở thai nhi để giúp cơ thể bé khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

Giúp bổ sung thêm nhiều vitamin nhóm B
Bổ sung Vitamin B1 hay thiamine sẽ giúp kích thích các hoạt động của hệ cơ, tim và thần kinh trong cơ thể. Vitamin B6 và pyridoxine sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều khoáng thể, cung cấp năng lượng để hoạt động trong ngày dài và hạn chế được cảm giác khó chịu khi mẹ bầu bị ốm nghén. Vitamin B6 cũng hỗ trợ cơ thể trong việc sản sinh hồng cầu.
Bổ sung thêm đồng
Bà bầu có được ăn dứa không, câu trả lời là CÓ vì trong dứa chứa 1 lượng đồng, khoáng chất cần thiết hỗ trợ cho việc hình thành tim của thai nhi.
Bổ sung thêm sắt và axit folic
Khi ăn một khẩu phần dứa tươi mẹ bầu sẽ được bổ sung thêm nhiều chất sắt giúp cơ thể sản sinh ra lượng hồng cầu cần thiết và ngăn ngừa hiện tượng dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Cung cấp thêm chất xơ
Chất xơ rất quan trọng với mẹ bầu khi mang thai vì nhiều người hay gặp tình trạng táo bón.
Phục hồi hỗ trợ hệ tiêu hóa
Lượng bromelain nếu được hấp thụ với mức vừa phải sẽ giú cơ thể mẹ chống lại các vi khuẩn có hại trong đường ruột và phục hồi hệ tiêu hóa.

Ăn dứa giúp lợi tiểu
Lợi ích thiết thực khi ăn dứa chính là chúng sẽ giúp mẹ bầu đào thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Giúp ngăn ngừa tình trạng sưng phù khi mang thai cho bà bầu.
Đẩy lùi tình trạng giãn tĩnh mạch
Hầu hết những phụ nữ khi mang thai đều gặp hiện tượng giãn tĩnh mạch, các tĩnh mạch có ở dưới chân thường lớn lên và xoắn lại gây phù nề và đau nhức. Bromelain sẽ giảm lượng chất xơ trên tỉnh mạch, đem lại cho mẹ cảm giác thoải mái hơn.
Cải thiện tâm trạng mẹ bầu
Mùi hương và hương vị khi ăn thơm sẽ giúp mẹ bầu cải thiện cảm xúc của mình trở nên tốt hơn và kích thích vị giác, khiến bạn cảm thấy ngon miệng. Từ đó đem lại nguồn năng lượng tích cực, tránh những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực nảy sinh.

Điều hòa huyết áp
Mẹ bầu có thể gặp tình trạng bị cao huyết áp trong giai đoạn mang thai và bổ sung lượng Bromelain có trong dứa sẽ giúp lưu thông huyết áp. Do vậy, khi mẹ bầu ăn dứa có thể ngăn ngừa được hiện tượng máu đông.
Những tác động xấu khi phụ nữ ăn dứa trong khi mang thai
Đọc tới nội dung này chắc bạn đã trả lời câu hỏi có bầu ăn thơm được không và tác dụng của dứa với bà bầu. Trên thực tế, việc ăn dứa sẽ bị phản tác dụng nếu bạn dị ứng với loại quả này hoặc dùng với lượng quá nhiều. Sau đây là 6 tác động xấu khi bạn dùng dứa không đúng cách:
Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày
Nếu mẹ bầu có dạ dày yếu hoặc gặp vấn đề về đường tiêu hóa thì không nên sử dụng dứa. Chúng có thể làm bạn bị ở nóng hoặc trào ngược dạ dày.

Sảy thai
Đây là tác động rất nguy hiểm làm ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình mang thai của bạn. Ăn dứa với số lượng nhiều sẽ làm tăng lượng bromelain có trong cơ thể và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cổ tử cung, kích thích chuyển dạ sớm hoặc sảy thai. Chúng còn có thể gây nôn mửa, co thắt tử cung trong 3 tháng đầu mang thai.
Tăng lượng đường trong máu
Có bầu ăn dứa được không, có nhưng khi bạn kiểm soát được số lượng ăn. Dứa là loại trái cây có đường nên chúng sẽ gây trầm trọng thêm tình trạng tiểu đường với những ai đang mắc bệnh này. Do đó, tùy theo cơ địa và tình trạng cơ thể của mỗi người mà sử dụng dứa ở mức hợp lý nhé.

Thừa cân
Trong dứa có nhiều năng lượng vì thế nếu hấp thu quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân khi mang thai.
Bị tiêu chảy
Việc ăn nhiều dứa đồng nghĩa với việc lượng bromelain trong cơ thể nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
Gây ra các cơn đau cơ địa
Việc ăn dứa nhiều có thể gây ra đau rát lưỡi, sưng má trong và môi. Tuy hiện tượng này sẽ mất sau 1 thời gian nhưng nên bạn tránh ăn nhiều vì chúng sẽ ảnh hưởng tới dạ dày nữa.

Nếu bạn dùng dứa trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì sẽ gặp một số phản ứng nhất định như sau:
- Phản ứng da.
- Gây sưng hoặc ngứa ở lưỡi, môi, miệng.
- Xuất hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Những phản ứng này sẽ xuất hiện rất nhanh sau khi ăn dứa xong, chúng tương tự như phản ứng khi di ứng cao su hoặc phấn hoa.
Khẩu phần ăn dứa hợp lý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên: mẹ bầu không nên ăn dứa.
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2: bổ sung lượng dứa từ 50 – 100g trong mỗi bữa ăn và chỉ ăn 1 tuần từ 2 – 3 lần.
Trong giai đoạn cuối: bạn có thể ăn thơm thường xuyên tuy nhiên cần lưu ý về cơ địa và bệnh lý ở mỗi mẹ bầu để tránh tiểu đường hoặc các cơn co thắt tử cung xảy ra.
Lời kết
Trên đây là giải đáp cho người đọc câu hỏi có bầu ăn dứa được không và một số lưu ý cần thiết khi bạn muốn ăn dứa trong giai đoạn mang thai. Chúc bạn và thai nhi có 1 thai kỳ khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.