Đậu phộng là loại hạt rất giòn, ngon và có thể chế biến theo kiểu luộc hay rang đều được. Vì thế, chúng được nhiều người thích và dùng trong bữa ăn của mình. Có bầu ăn đậu phộng được không đang là câu hỏi thắc mắc của nhiều chị em đang mang thai. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy xem qua bài chia sẻ của Happy Family dưới đây nhé.

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn được đậu phộng (lạc) trong giai đoạn mang thai nhưng bạn cần có một số lưu ý để chúng không gây dị ứng cũng như tác dụng ngược.
Phụ nữ có bầu ăn đậu phộng được không? Cẩn trọng với vấn đề dị ứng khi ăn đậu phộng
Có bầu ăn đâu phộng được không -> CÓ nhưng bạn hãy để ý tới một số vấn đề dị ứng ở loại hạt này. Tình trạng dị ứng ở đậu phộng là một trong các tình trạng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất hiện nay. Các triệu chứng xấu có thể xuất hiện khi mẹ bầu ăn đậu phộng và cơ thể không hợp với loại thực phẩm này sẽ là:
- Miệng bị ngứa ran.
- Xuất hiện đau bụng buồn nôn.
- Phát ban, nổi mề đay.
- Khó thở.
- Sốc phản vệ.
- Sưng lưỡi.
Sốc phản vệ là phản ứng nghiêm trọng nhất xảy ra khi cơ thể bị dị ứng với đậu phộng và nó có thể trực tiếp đe dọa tới tính mạng của mẹ bầu. Nếu xảy ra hiện tượng sốc phản vệ thì huyết áp trong người mẹ bỉm sẽ giảm xuống đột ngột, đường hô hấp bị thắt chặt, nhịp tim tăng cao so với bình thường và có thể xảy ra hiện tượng nôn mửa nghiêm trọng.

Thông thường, để chuẩn đoán được 1 người có bị dị ứng đậu phộng hay không chúng ta sẽ chẩn đoán việc này trong 2 năm đầu đời của em bé. Tùy thuộc vào chế độ ăn có đậu phộng hay không mà tình trạng dị ứng có thể không xuất hiện ở nhiều năm sau. Tuy nhiên, sau khi ăn đậu phộng mà bạn gặp hiện tượng trên thì hãy đến ngay bác sĩ để được khám.
Những lợi ích mang lại khi mẹ bầu ăn đậu phộng
Bạn đang thắc mắc khi ăn đậu phộng vào sẽ có lợi ích gì ? Hãy theo dõi các tác dụng của đậu phộng với bà bầu sau đây:
Cung cấp lượng chất sắt cần thiết
Bầu có được ăn đậu phộng không, khi ăn các loại hat đặc biệt là đậu phộng cơ thể mẹ bầu sẽ được bổ sung nhiều chất sắt giúp cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào hồng cầu giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thường gặp khi mang thai.

Ăn lạc tốt cho xương
Mẹ bầu ăn đậu phộng được không, trong thời gian mang thai mẹ bầu hay bị loãng xương vì thế cơ thể bà bầu sẽ cung cấp nhiều vitamin chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ xương. Việc ăn đậu phộng, sữa, phô mai sẽ cực kỳ tốt cho xương nên sẽ giúp bạn hạn chế được những vấn đề về xương trong giai đoạn mang thai có thể gặp phải.
Cung cấp lượng chất béo không bão hòa
Trong đậu phồng có nhiều chất béo không bão hòa, đặc biệt là thành phần axit oleic. Nếu dùng vừa phải chúng sẽ mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe của bà bầu và nếu bà bầu ăn đậu phộng luộc từ 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ ngăn ngừa bệnh tim tái phát trong tương lai.

Ăn đậu phộng giúp bổ sung thêm calo
Có bầu ăn đậu phộng được không, khi mẹ bầu bị thiếu cân trong giai đoạn mang thai thì ăn đậu phộng sẽ giúp bạn tăng cân nhanh hơn. Trong thành phần của lạc có chứa nhiều calo, protein giúp cơ thể mẹ bầu đạt được cân nặng tốt và sức khỏe dồi dào.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Ăn đậu phộng luộc có tốt không, trong đậu phộng sẽ có hàm lượng chất xơ như các loại hạt khác sẽ giúp mẹ bầu giảm được tình trạng táo bón khi mang thai. Các mẹ bầu sắp sinh có thể ăn 1 lượng đậu phồng nhỏ mỗi ngày để loại bỏ các hiện tượng xấu xảy ra ở vấn đề đường ruột.

Ăn đậu phộng thế nào trong thai kỳ?
Dị ứng đậu phộng cũng có hiện tượng giống như các loại dị ứng khác khi chúng có xu hướng di truyền từ mẹ sang con. Nếu bạn không bị dị ứng với đậu phộng thì hoàn toàn có thể dùng đậu phộng trong giai đoạn mang thai. Ngược lại, nếu cơ thể mẹ bầu gặp tình trạng dị ứng thì nên loại hẳn món đậu phộng và cần cẩn thận khi đậu phộng xuất hiện trong bữa ăn gia đình. Không chỉ xuất hiện trong dạng hạt khi bán ngoài chợ mà thành phần của đậu phộng có thể nằm trong các loại đồ ăn bao gồm:
- Kẹo chocolate
- Kẹo ngọt: kẹo gương, kẹo mè xửng, kẹo kéo…
- Ngũ cốc
- Các món ăn có thêm toping đậu phộng

Trong đậu phộng có chứa nhiều protein và folate được nhiều chuyên gia và bác sĩ khuyến cáo bổ sung trong thai kỳ để ngăn ngừa hiện tượng dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh não và xương sống.
Lời kết
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc có bầu ăn đậu phộng được không? Mẹ bầu hãy nắm bắt và cân nhắc xem có nên đưa đậu phộng vào thực đơn hay không, chúc bạn và thai nhi có 1 thai kỳ khỏe mạnh.